Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ cực kì cao và vô cùng quan trọng. Nó là bước đệm trong giai đoạn phát triển của con sau này. Bé ở giai đoạn 9 tháng tuổi luôn được các mẹ quan tâm bởi giai đoạn này là giai đoạn vàng của con cải thiện cả về trí não lần thể chất. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của con giai đoạn này, mẹ cần lưu ý và trang bị thật kỹ để xây dựng thực đơn vẹn toàn tạo nền tảng giúp con phát triển toàn diện. Cùng Cây Thị điểm qua một số nhóm chất mẹ cần lưu ý nha.
Ảnh: sưu tầm
1. Dinh dưỡng đảm bảo đủ 4 nhóm chất
Trẻ trong giai đoạn 9 tháng tuổi ngoài việc bổ sung sữa mẹ, ba mẹ cần bổ sung khẩu phần ăn dặm cho con. Nhu cầu dinh dưỡng của các giai đoạn ăn dặm cũng vô cùng gắt gao bởi mẹ cần lưu ý đảm bảo 4 nhóm chất sau:
- Protein: Trung bình trẻ ở giai đoạn này cần 70-85% đạm để phát triển hệ xương, mô, cơ. Nhóm chất này thường có trong thịt, cá, trứng.
- Lipid: Hấp thụ dinh dưỡng và acid béo trong dầu, tùy thuộc vào lượng hấp thụ từ lượng chất béo trong sữa và lượng sữa bé bú vào.
- Glucid: Chất đường tạo năng lượng và giúp bé no lâu. Thông thường, ngoài việc hấp thụ 8% glucid trong sữa mẹ, trẻ có thể hấp thụ qua thực phẩm ăn dặm như ngũ cốc, rau, củ, quả.
Ảnh: sưu tầm
- Vitamin: Vitamin A, B1, B2, C, D là những vitamin thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Ba mẹ cần lưu ý bổ sung chúng như sau
- Vitamin A: vitamin có lợi cho đôi mắt và trí não, thông thường vitamin A ở giai đoạn này được dự trữ trong gan, phụ thuộc và tình trạng của mẹ
- Vitamin B1: vitamin không thể thiếu cho sự phát triển trí não và tư duy, trẻ trong giai đoạn này cần trung bình 0,3mg
- Vitamin B2: được sử dụng là nguồn năng lượng cho não trẻ, nhu cầu dinh dưỡng đối với vitamin này là 0,4 mg
- Vitamin C: cần thiết cho sự kết và hợp thành của tế bào não và lượng 30,0mg là nhu cầu của bé trong giai đoạn này
- Vitamin D: trẻ cần sự phát triển răng và xương nên vitamin D trong giai đoạn này cần 200-400IU/ngày
2. Xây dựng khẩu phần ăn
Ảnh: sưu tầm
Giai đoạn này ngoài dinh dưỡng từ sữa mẹ, cả nhà cần xây dựng khẩu phần ăn dặm của con gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho con.
Bữa chính: trẻ ăn bột hoặc cháo đặc, mẹ có thể bổ sung thêm thức ăn như thịt heo, tôm cá,.. mỡ hoặc dầu, rau xanh đậm và trái cây chín.
Bữa phụ: bánh quy, trái cây, hoặc phô mai,...
3. Những lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
Giai đoạn này bé vừa mọc được 4 răng cửa và bắt đầu bé tập nhai các thức ăn nguyên hạt, bột ăn dặm hoặc rau củ xay nhỏ.
Bé giai đoạn này thích khám phá, mẹ nên tập cho bé ăn các loại rau củ có màu sắc bắt mắt và cũng như cung cấp dinh dưỡng cho bé bởi các thực phẩm có màu đậm cung cấp lượng lớn các vitamin và khoáng chất.
Ảnh: sưu tầm
Ngoài bữa chính, mẹ nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua.
Xây dựng thực đơn phong phú, giúp bé hứng thú trong việc tập nhai, kích thích hệ tiêu hóa và con ăn ngon miệng hơn
Ngoài chất xơ từ rau củ, trẻ cần bổ sung thêm nước để tránh tình trạng táo bón.
Sau khi nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi, Cây Thị nhận thấy ba mẹ cần chú trọng hơn về vấn đề đảm bảo đủ nhóm chất cho con và thường xuyên đa dạng trong khẩu phần ăn. Biết được nỗi lo của ba mẹ trong việc xây dựng bữa ăn làm sao để con đủ dưỡng chất mà lại phải đa dạng món, Cây Thị có hẵn thực đơn đa dạng món cháo cho mẹ lựa chọn. Dinh dưỡng đủ đầy cho con trong giai đoạn quan trọng trong đời, ba mẹ đến ngay Cây Thị để lựa chọn nhé!
Liên hệ và tư vấn