Biếng ăn ở trẻ luôn là nỗi trăn trở của nhiều ba mẹ. Tình trạng lười ăn, biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng ở trẻ em mọi lứa tuổi, thường xảy ra ở giai đoạn đầu ăn dặm. Tình trạng này tiếp diễn dẫn đến những cuộc chiến ăn dặm giữa bé và ba mẹ. Đâu là nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn và các khắc phục? Cây Thị sẽ mách mẹ những nguyên nhân khiến trẻ thờ ơ với bữa ăn và cách khắc phục hiệu quả, chấm dứt cuộc chiến biếng ăn, giúp bé hấp thu dinh dưỡng và phát triển toàn diện.
Biếng ăn là gì?
Biếng ăn, lười ăn là bệnh thường gặp ở trẻ. Bé ăn ít hoặc không tự nguyện ăn, thường xảy ra ở giai đoạn ăn dặm của bé. Tình trạng rối loạn dinh dưỡng này có nhiều nguyên nhân: thay đổi tâm sinh lý, trẻ không thoải mái hoặc mắc một số bệnh nhiễm khuẩn,...
Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn
- Ăn ít hơn khẩu phần ăn bình thường, đến 1/2 bữa ăn
- Bữa ăn kéo dài hơn 30 phút
- Bé ngậm thức ăn hoặc từ chối nạp thêm đồ ăn
- Chỉ ăn 1 số loại thức ăn
- Biểu hiện chạy trốn, khóc, sợ khi đến giờ ăn
- Nôn khi thấy hoặc ngửi thức ăn, trong lúc ăn
- Trẻ không tăng cân trong 3 tháng liên tục
Nguyên nhân của tình trạng biếng ăn ở trẻ
Biếng ăn sinh lý
Thiếu chất từ trong bụng mẹ: khi mang thai mẹ bị thiếu chất cần thiết để nuôi bào thai như canxi, sắt, kẽm, vitamin và khoáng chất.
Trẻ sinh non ít tháng dễ bị suy dinh dưỡng do lười bú mẹ hoặc những bé sinh đủ ngày cũng có thể lười hay bỏ bú mẹ.
Giai đoạn thay đổi sinh lý của trẻ như biết ngồi, biết đi, mọc răng,... bé thường thờ ơ với món ăn. Tình trạng này thường diễn ra ở những giai đoạn đầu đời khi bé mải mê khám phá điều mới, không chú tâm đến các bữa ăn. Giai đoạn này ở bé từ 3-18 tháng, sau đó bé sẽ quay lại ăn uống bình thường.
Biếng ăn bệnh lý
Khi mắc bệnh, cơ thể trở nên mệt mỏi, trẻ thường chán ăn và ăn ít lại. Lượng thức ăn nạp vào ít đi gây thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng sụt cân. Ba mẹ cần theo dõi khẩu phần ăn của con hàng ngày, nếu có các tình trạng bất thường ở trẻ cần bình tĩnh xử lý, dỗ dành bé, tránh việc quát mắng khiến con trở nên sợ ăn. Ngoài ra, phụ huynh cần hoàn thành các kỳ tiêm vắc-xin cần thiết cho trẻ và tăng cường đề kháng cho con.
Biếng ăn tâm lý
Biếng ăn do tâm lý là tình trạng phố biến ở trẻ. Từng giai đoạn thì tâm lý trẻ có những chuyển biến khác nhau. Giai đoạn khi bắt đầu ăn dặm, con cần thời gian để thích ứng với những món ăn lạ lẫm, nên ăn ít hoặc không ăn. Phụ huynh thấy vậy thì cố gắng ép con bằng mọi cách như dụ dỗ, nịnh nọt hoặc thậm chí là quát mắng. Điều này không giúp con ăn nhiều hơn mà còn khiến tâm lý non nớt của con trở nên sợ hãi và dần trở nên chán ghét việc ăn.
Cách khắc phục hiệu quả
1. Chia nhỏ khẩu phần ăn
Trẻ trong giai đoạn thích khám phá, ba mẹ cần sử dụng đa dạng thức ăn và chia nhỏ khẩu phần ăn. Điều này giúp bé khi ăn cảm thấy thích thú hơn và không đặt nặng việc ăn tránh tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Phụ huynh cũng nên sử dụng các món ăn yêu thích, lạ miệng và dễ nuốt,... để trong giai đoạn này.
2. Thiết lập khẩu phần ăn đủ 4 nhóm chất
Tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, ba mẹ cần thiết lập chế độ ăn của trẻ cân bằng 4 nhóm chất: đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, lưu ý lựa chọn thực phẩm tươi, tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đông lạnh hay có chứa chất bảo quản.
3. Ăn đủ bữa, đúng giờ
Việc tạo thói quen về bữa ăn cho trẻ là điều cần thiết. Ba mẹ cần cho bé biết sự cần thiết của bữa ăn và luôn sẵn sàng tự giác ăn uống. Điều này cần thời gian hình thành thói quen ở trẻ, ba mẹ tránh bắt ép con. Ba mẹ thay vào đó nên tạo không khí vui vẻ, thoải mái giúp bé ăn ngon miệng hơn, thích thú với bữa ăn.
4. Kiên nhẫn khi bé từ chối đồ ăn
Ba mẹ cần điều chỉnh lại tâm trạng, giai đoạn ăn dặm là giai đoạn vàng không chỉ phát triển sức khỏe thế chất mà còn hình thành tâm lý của con. Tình trạng tiêu cực quát mắng, doạ nạt khi con không chịu ăn uống sẽ gây ra nhiều hệ quả về sau không chỉ là biếng ăn, mà trẻ còn trở nên rụt rè, sợ sệt, càng không nghe lời hơn.
Ba mẹ hãy theo dõi thêm tâm lý của con, để con tự khám phá, tập ăn từ từ, như vậy con dần hứng thú hơn khi đến giờ ăn.
5. Tăng cường sức khỏe cho con
Việc quan trọng là phòng bệnh hơn chữa bệnh, ba mẹ cần tiêm phòng đầy đủ cho bé. Nếu bé khó khăn trong việc bổ sung dinh dưỡng bằng việc ăn uống, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bố sung dưỡng chất thiết yếu khác như cho bé uống sữa, hay vitamin. Việc vận động cũng giúp trẻ tăng cường sức khỏe, kích thích hệ tiêu hóa, giúp con cảm thấy đói và ăn ngon miệng hơn.
Sau đây, ba mẹ đã có cái nhìn tổng quát về tình trạng biếng ăn ở trẻ và cách khắc phục hiệu quả. Cuộc chiến ăn dặm sẽ không còn là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình, trẻ thoải mái mà ba mẹ cũng thảnh thơi hơn. Ghé ngay Cây Thị để biết thêm nhiều cách chăm con khoa học và hiệu quả nhé ba mẹ!
Liên hệ và tư vấn