16
02.2023

Thừa đạm ở trẻ và cách xây dựng khẩu phần ăn khoa học cho bé

Ba mẹ luôn muốn con mình trở nên "bụ bẫm", và nghĩ chất đạm chính là "chìa khóa" giúp bé tăng cân, tránh tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. Tuy nhiên, ba mẹ cứ thế liên tục nạp chất đạm vô tội vạ vô tình khiến cơ thể con thừa đạm và những hậu quả khôn lường sau đó. Cùng Cây Thị giải đáp nguyên nhân thừa đạm ở trẻ và cách xây dựng khẩu phần ăn khoa học cho bé nhé!

Định nghĩa chất đạm là gì?

Chất đạm hay còn gọi là protein là nhóm dưỡng chất chính trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người. Đạm chính là nền móng của sự sống, bộ máy chuyên cung cấp năng lượng nuôi sống cơ thể. Ngoài ra đạm còn có các chức năng như: cấu tạo mô tế bào, tu bổ các tế bào hư hao, sản sinh huyết cầu, chức năng enzym,...

 

Thông thường, cơ thể nạp chất đạm từ 2 loại: đạm động vật (các loại thịt, thủy hải sản, trứng, sữa,...) và đạm thực vật (các loại đậu). Tuy nhiên, khi ăn thực phẩm chứa đạm thì mọi người nên nhớ hệ tiêu hóa sẽ biến chất đạm thành animo acids và tế bào chỉ hấp thụ những animo acids mà chúng cần. Chính vì thế, tình trạng thừa đạm ở trẻ ngày càng phổ biến bởi khẩu phần ăn chưa đa dạng nhóm chất cũng như thói quen nạp đạm vô tội vạ của nhiều gia đình hiện nay.

Dấu hiệu và hậu quả của sự thừa đạm ở trẻ

 Khó tiêu, gây rối loạn tiêu hóa: Bụng của trẻ còn non nớt, việc nạp quá nhiều protein mà thiếu đi các chất xơ khiến bụng con quá tải, ùn tắc và  gây các bệnh về đường tiêu hóa.

Thừa cân, béo phì: Dư thừa đạm dẫn đến dư thừa calo. Trẻ dư thừa đạm thường có xu hướng tăng cân do cơ thể không thể hấp thụ cũng như tiêu thụ hết lượng đã nạp vào. Ngoài ra, trẻ thừa đạm thường trở nên ù lì và ít vận động hơn.

 

Chức năng thận suy giảm: Việc chuyển hóa protein quá nhiều dẫn đến tình trạng thận làm việc quá công suất. Nếu không phân giải protein hết thì chúng sẽ tích tụ trong thận tạo môi trường axit, đây cũng là nguyên nhân bé đi tiểu thường xuyên.

Mệt mỏi và hay cáu gắt: Các cơ quan thận và gan hoạt động quá tải, khiến cơ thể con trở nên mệt mỏi, uể oải hay cáu gắt. Não kém nhạy bén cũng do cơ thể con nạp nhiều đạm ít tinh bột gây ra nữa đó.

 

Cách xây dựng khẩu phần ăn khoa học cho trẻ thừa đạm 

Không thể cắt bỏ chất đạm, mà thay vào đó mẹ nên xây dựng một chế độ ăn khoa học dành cho trẻ. Nhằm đảm bảo con được cung cấp đầy đủ chất và đánh bay nỗi lo con biếng ăn.

Ba mẹ cần nắm rõ lượng nạp chất đạm của con ở các giai đoạn tháng tuổi:

  • Bé dưới 6 tháng tuổi cần khoảng 20-22g/ngày
  • Bé từ 6-12 tháng tuổi cần từ 23-25g/ngày
  • Bé 1-2 tuổi cần từ 28-30g/ngày
  • Bé từ 2-3 tuổi cần 13g/ngày
  • Bé từ 4-9 tuổi cần 19g/ngày
  • Bé từ 9-13 tuổi cần 34g/ngày

Mẹ có thể ước lượng các loại chất đạm 1 bữa ăn của bé dựa vào bàn tay của bé:

  • Lượng rau, củ, quả: nắm tay của bé
  • Lượng hạt:  chiều dài ngón tay cái của bé
  • Lượng cháo: dung tích bàn tay bé xòe ra
  • Lượng chất đạm cá/tôm/thịt sẽ tùy vào loại thực phẩm mà có ước lượng khác nhau, để đảm bảo bé hấp thụ tốt các nguồn chất đạm, tránh dư thừa hay thiếu đạm ở trẻ.

Dựa vào những nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn khoa học của bé trong giai đoạn ăn dặm, Cây Thị đã đúc kết và cho ra đời các dòng sản phẩm đảm bảo tiêu chí "dinh dưởng và đủ đầy" cho trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn ăn dặm. Các mẹ có thể tham khảo hoặc liên hệ tư vấn thêm tại fanpage facebook Cây Thị.

Chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị thừa đạm

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu thừa đạm, ba mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bắc sĩ để kiểm tra các chỉ số cơ thể và đưa ra hướng cải thiện phù hợp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc chăm sóc trẻ bị thừa đạm cần chú ý những điều sau:

  • Đổi sang bổ sung cho trẻ các loại đạm tốt như các loại cá, tôm, đậu,..
    Tập cho trẻ có thói quen ăn nhiều rau.
  • Kiểm soát hàm lượng các chất bằng xây dựng thực đơn khoa học.
    Thường xuyên cho trẻ vận động và tập thể dục thể thao.
  • Chia nhỏ bữa ăn giúp bé dễ tiêu hóa và tránh nạp nhiều thức ăn cùng lúc.

Cách phòng ngừa trẻ thừa đạm ba mẹ cần quan tâm đến những phương pháp sau:

  • Bổ sung kiến thức về dinh dưỡng theo từng độ tuổi.
  • Xây dựng chế độ ăn cân bằng 4 nhóm chất.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ.
  • Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động.
  • Hạn chế sử dụng sữa công thức.

Thừa đạm ở trẻ là những vấn đề thường mắc phải nhưng để lại những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Qua những thông tin bổ ích Cây Thị cung cấp, hy vọng sẽ phần nào giúp ba mẹ có cái nhìn bao quát về tình trạng thừa đạm ở trẻ và các xây dựng khẩu phần ăn khoa học cho bé.

Liên hệ và tư vấn

Liên hệ và tư vấn