26
09.2022

Tất tần tật về dưỡng chất Choline

Thông thường nhắc đến sự phát triển trí não cho trẻ thì nhiều người sẽ nghĩ đến cần bổ sung DHA. Tuy nhiên chỉ DHA thì chưa đủ, choline cũng rất quan trọng giúp cải thiện trí não. Không những thế, choline còn tốt cho sức khỏe của người lớn và phụ nữ mang thai.

Choline là gì?

Choline là thành phần quan trọng của mô thần kinh trong não, giúp cải thiện hoạt động não, tăng cường trí nhớ, giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, hỗ trợ năng lượng và duy trì sự trao đổi chất lành mạnh.

Ảnh: sưu tầm

Choline có tác dụng gì trong cơ thể của bạn?

  • Giúp để sản xuất chất béo cung cấp cấu trúc cho các tế bào của cơ thể.
  • Là một phần của acetylcholine, một chất truyền thần kinh cần thiết cho sức khỏe của hệ thống thần kinh của bạn.
  • Giúp vận chuyển các chất béo và cholesterol đến các tế bào, do đó ngăn ngừa sự tích tụ của chất béo và cholesterol trong gan.
  • Chuyển đổi thành trimethylglycine, giúp giảm mức độ homocysteine (một axit amin có hại), giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, ung thư, Parkinson, bệnh Alzheimer và nhiều bệnh thoái hóa khác.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu hụt choline và nguyên nhân

Ảnh: sưu tầm

  • Suy giảm sự chuyển hóa chất béo khiến cơ thể không có năng lượng, đó cũng là nguyên nhân khiến VLDL (chất đạm béo) trong máu giảm, gan sẽ không có nguồn năng lượng để vận chuyển chất béo.
  • Chất béo tích tụ trong gan, có thể dẫn đến thoái hóa mỡ gan, xơ gan, và tổn thương gan.
  • Tăng mức cholesterol hoặc triglyceride (một loại chất béo có hại).
  • Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, thoái hóa thần kinh hoặc cơ thần kinh mất cân bằng do không đủ acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh. Chúng sẽ không thực hiện được chức năng khi không được cung cấp đủ choline.
  • Huyết áp cao.
  • Mức cao homocysteine trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề tim mạch, tuần hoàn khác.

 

Ảnh: sưu tầm

  • Thiếu máu phát sinh do thiếu hình thành tế bào hồng cào, như là một thành phần của màng tế bào, phosphatidylcholine và nó cần choline để sản xuất.
  • Xuất huyết thận hoặc thận không thể cô đặc nước tiểu, do không đủ phosphatidylcholine.
  • Cấu tạo xương bất thường.
  • Sự tăng trưởng suy giảm ở trẻ sơ sinh.
  • Mệt mỏi.
  • Mất ngủ

Thực phẩm giàu Choline

Ảnh: sưu tầm

  • Thịt và hải sản: Thịt và hải sản rất giàu choline. 30g gan bò có chứa khoảng 350 mg choline. Một số lượng tương tự của thịt gà hoặc gan gà tây chứa từ 220 đến 320 mg choline.
  • Trứng, sữa và sô cô la: Một quả trứng lớn chứa khoảng 120 mg choline, trong khi 1 ly sữa không béo chứa 38 mg. Lòng đỏ trứng sấy khô có hàm lượng cao choline, với gần 1.400mg trong một khẩu phần ăn 100 g. Sô cô la cung cấp một cách đầy đủ nhu cầu choline của bạn.
  • Đậu nành, hạnh nhân và các loại hạt: Nếu bạn muốn bổ sung thực phẩm giàu choline, hãy thêm đậu nành, hạt lanh và các loại hạt vào chế độ ăn uống hàng ngày. 30g đậu phụ có chứa khoảng 100 mg choline và cùng một lượng đậu này ít béo chứa khoảng 190 mg.
  • Các loại rau, quả, các loại thảo mộc và gia vị: Là những nguồn cung cấp choline dồi dào. Một bát bông cải xanh nấu chín chứa khoảng 60 mg choline. Rau cần tây khô, cà chua phơi khô, hạt cải, lá rau mùi, rau mùi tây khô tỏi hoặc ớt bột sẽ giúp bổ sung thêm choline và hương vị cho món ăn của bạn.

Ảnh: sưu tầm

Một số lưu ý khi bổ sung choline

  • Dư thừa choline khi bổ sung bằng thuốc có thể gây mùi hôi cơ thể, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp. Tốt nhất, bạn nên bổ sung choline thông qua thực phẩm và sữa.
  • Người ăn chay là đối tượng dễ thiếu hụt choline. Vì vậy, nên chú ý bổ sung kết hợp các loại đậu và rau giàu choline thay thế cho trứng, thịt bò.
  • Trẻ sơ sinh nên dùng sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn dồi dào choline cho trẻ. Khi trẻ lớn hơn, mẹ nên cho bé sử dụng thêm sữa bột để cung cấp đầy đủ choline.

Ảnh: sưu tầm

Bổ sung choline là điều cần thiết cho cơ thể, nhất là đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em. Đừng bỏ qua thực phẩm chứa dưỡng chất quan trọng này trong khẩu phần ăn hàng ngày cả nhà nhé!

Tham khảo ngay tại Cây Thị nào!

Liên hệ tư vấn và tìm hiểu