Thời điểm giao mùa đến chính là giai đoạn thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại, vi rút cảm cúm hoành hành. Trẻ em, người lớn tuổi và người có sức đề kháng yếu là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất trong mùa này. Vậy làm cách nào tăng cường sức đề kháng bảo vệ sức khỏe gia đình bạn? Cây Thị mách nhỏ bạn áo có những thực phẩm và món cháo có tác dụng giải cảm và cung cấp các lợi khuẩn tăng cường đề kháng đánh bay nỗi lo cảm cúm nhé.
Các thực phẩm có tác dụng giải cảm hiệu quả
Đậu xanh
Đậu xanh không xa lạ gì đối với chúng ta, nhưng công dụng của chúng mang lại cho sức khỏe con người thì đáng kể. Đậu xanh có tính mát, vị ngọt, là thực phẩm thanh nhiệt, điều hòa ngũ tạng và đặc biệt có tác dụng trị bệnh cảm đáng bất ngờ. Là cứu tính cho gia đình bạn trong mùa mưa này.
Đậu xanh kết hợp được nhiều loại thực phẩm khác nhau như gà ác, lươn, bồ câu, cá lóc,... đa dạng thêm món ăn nóng hổi vào những ngày mưa gió này.
Gà ác
Gà ác có tính bình, không độc, chúng được mệnh danh là "gà thuốc" bởi vô số công dụng phục hồi cơ thể hiệu quả mang lại cho con người. Bản thân thịt gà ác chứa các axit amin giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi cơ thể, đặc biệt sức khỏe sau cảm cúm. Ngoài ra, gà ác chứa chất carnosine, một trong những chất quan trọng cho hệ miễn dịch con người, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút có hại gây bệnh.
Gà ác trong dân gian thường được hầm chung các loại thuốc bắc vô cùng bổ dưỡng, giúp giải cảm vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, cháo gà ác cũng được ưa chuộng bởi các tác dụng phục hồi, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường.
Cá lóc
Cá lóc chứa hàm lượng lớn axit amin thiết yếu và chất béo tốt có tác dụng chữa lành vết thương, bổ sung dinh dưỡng phụ hồi sức khỏe cho trẻ em, người lớn, người vừa mới ốm dậy. Đặc biệt, cá lóc rất lành tính, nên được sử dụng cho phụ nữ sau sinh cực kì tốt.
Cá lóc dần trở thành món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Ngoài thành phần dinh dưỡng phong phú, cá lóc còn có các tác dụng dược lý như kháng viêm, chống vi trùng, được dùng làm thuốc đông y và chữa bệnh hiệu quả.
Thịt heo
Trong thịt heo chứa lượng lớn chất đạm (protein), một trong những chất dinh dưỡng quan trọng giúp bảo vệ, duy trì sức đề kháng cơ thể. Ngoài ra kẽm trong thịt nạc heo còn có tác dụng hỗ trợ tế bào bạch cầu của cơ thể chống nhiễm trùng rất tốt, nhất là các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Thịt heo cũng cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, gia tăng hiệu quả hoạt động và tránh tích tụ mỡ thừa gây béo phì.
Lươn
Lươn không chỉ là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn món ăn bài thuốc. Lươn có tính ấm, không độc, ấm bụng. Đây là thực phẩm phù hợp cho gia đình bạn trong thời điểm này.
Bản thân lươn đã chứa lượng lớn giá trị dinh dưỡng, rất được các mẹ ưa chuộng làm các món cháo cho bé nhỏ. Không chỉ là món ăn tăng cường sức khỏe mà còn phòng chống các bệnh mà bé hay mắc phải vào thời điểm giao mùa này.
Tía tô
Tía tô theo Đông y cho rằng là thuốc nam quý bởi có tính cay ấm, hỗ trợ trị cảm mạo, giảm ho đờm, kháng viêm cực kì tốt. Đặc biệt, tía tô giúp cơ thể ra mồ hôi, chữa cảm mạo và giúp tiêu hóa hiệu quả. Lá và cành tía tô đều có các công dụng tốt trong việc giải cảm. Chúng ta có thể dùng làm trà hoặc nấu cháo giúp dễ ăn và phát huy tác dụng tối đa của tía tô.
Gừng
Gừng là thực phẩm có tính nóng được sử dụng phổ biến như một loại gia vị nêm nếm hàng ngày. Gừng có tính kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, làm ấm cơ thể, giảm ho, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong thời tiết chuyển giao như này.
Thông thường muốn giảm ho, chữa cảm mạo, dân gian thường cho gừng vào các món ăn hàng ngày như món xào, canh, hay cháo,.. Ngoài ra, có thể pha gừng mật ong hoặc trà uống cũng giúp làm ấm cơ thể và giải cảm hiệu quả.
Lưu ý: không sử dụng gừng cho người trong các trường hợp bị sốt cao, khiến xảy ra tình trạng xuất huyết hoặc tổn thương các mạch máu
Hành
Hành là gia vị sử dụng thường ngày trong bữa ăn của gia đình bạn. Trong Đông y, hành có tính ấm, cay nên có tác dụng giải cảm rất tốt, giúp diệt khuẩn, trị đau đầu thâm niên. Nếu bạn là người không thích sử dụng hành lá, có thể chuyển sang hành tây, công dụng giải cảm cũng vô cùng tuyệt vời.
Gợi ý món ăn giải cảm cho những ngày mưa
Cháo gà ác đậu xanh dễ làm
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200g gạo
- Nửa con gà hoặc 3 đùi gà
- 30g đậu xanh còn vỏ
- Gia vị, hạt nêm, nước mắm, rau mùi,...
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Ngâm đậu xanh khoảng 1 giờ cho hạt nở bung vỏ
- Bước 2: Luộc gà với hành tây để khử mùi tanh
- Bước 3: Vớt gà ra, xé nhỏ, giữ lại phần nước luộc gà dành nấu cháo.
- Bước 4: Trộn gà và đậu xanh cho vào nước luộc gà và nấu với lửa nhỏ
- Bước 5: Đun đến khi gạo nở đều thì cho phần thịt gà đã xé vào, nấu đến 15-20 phút thì tắt bếp
>>>Đặt mua ngay Cháo tươi gà ác đậu xanh tăng cường sức đề kháng
Cháo thịt bằm đậu xanh
Nguyên liệu gồm có:
- 1/2 bát gạo
- 100g thịt bằm
- 10g đậu xanh
- Rau củ tùy thích: cà rốt, đậu hà lan,...
- Hạt nêm, hành tím, ngò,..
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Ướt thịt băm với ít gia vị và cho lên bếp xào sơ
- Bước 2: Rửa đậu xanh và ngâm trong nước ấm để đậu xanh bung vỏ
- Bước 3: Gạo vo kỹ thì cho vào nồi ninh nhừ cùng đậu xanh, sau đó cho thịt bằm đã xào sơ và đã thái nhỏ vào, nấu với lửa nhỏ, nêm nếm lại gia vị và tắt bếp
>>>Đặt mua ngay Cháo Achaki Thịt bằm ngũ cốc vô cùng tiện lợi
Cháo lươn đậu xanh bổ dưỡng
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200g gạo
- 1 con lươn nhỏ
- 30g đậu xanh còn vỏ
- 10g gừng
- Gia vị, hạt nêm, nước mắm, rau mùi,...
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lươn, cắt khúc và ngâm đậu xanh trong nước ấm đến khi hạt nở bung đều
- Bước 2: Cho lươn vào chảo với hành tím, tỏi và gừng băm nhỏ xào thơm cho đến khi lươn chín.
- Bước 3: Cho gạo và đậu xanh chung vào nồi, bật bếp lên và ninh cho đến khi mềm, sau đó cho hỗn hợp lươn đã sơ chế lúc nãy vào, đảo đều.
- Bước 4: Nêm nếm lại gia vị cho phù hợp và tắt bếp.
>>>Đặt mua ngay Cháo tươi Lươn đậu xanh bổ dưỡng cho bé
Những thực phẩm và món cháo giải cảm Cây Thị tổng hợp ở trên góp phần đánh bay nỗi lo cảm cúm cho gia đình bạn, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch trong các trường hợp thời tiết chuyển giao đột ngột như hiện nay.
Liên hệ và tư vấn