18
03.2024

Thiếu sắt ở trẻ và bổ sung những thực phẩm giàu sắt tốt cho não bộ

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ thiếu máu do sắt tương đối cao. Đặc biệt, thiếu hụt sắt ở trẻ nhỏ là vấn đề đáng lo ngại của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, ba mẹ có thể phòng ngừa được khi hiểu rõ nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ và thực phẩm giúp tăng cường hấp thu sắt cho con để giảm nguy cơ thiếu máu, giúp con phát triển toàn diện. Qua đây, Cây Thị cũng mách bạn thực đơn khoa học bổ sung thêm sắt tốt cho não bộ của bé.

Vai trò của chất sắt đối với trẻ nhỏ

Ngoài Vitamin A và I-ốt, sắt là một trong 3 vi chất thiết yếu của cơ thể. Nó nắm giữ những chức năng quan trọng như:
  • Kết hợp protein tạo huyết sắc tố Hemoglobin.
  • Vận chuyển CO2 trong quá trình hô hấp.
  • Tham gia quá trình cấu tạo enzyme hệ miễn dịch và biến đổi hợp chất beta carotene thành vitamin A.
  • Hình thành sắc tố hô hấp của cơ Myoglobin.
  • Giữ vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn có hại và phát triển trí não cho bé.

 

 

Sắt đóng vai trò quan trọng trong cơ thể.

Nếu cơ thể thiếu hụt sắt, trẻ có nguy cơ mắc phải tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Đối với thai nhi, tình trạng này sẽ gây ra tỷ lệ sinh non hoặc nguy cơ tử vong sơ sinh cao. Ngoài ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của trẻ. Vì vậy ba mẹ cần quan sắt và ngăn ngừa để tránh hệ lụy khôn lường.
 

Dấu hiệu của trẻ thiếu sắt

Trẻ gặp tình trạng thiếu sắt có thể do có nguyên nhân sau:
  • Nguồn dự trữ sắt thấp do trẻ bị sinh non hoặc có cân nặng sơ sinh thấp.
  • Trẻ bú sữa mẹ nhưng không bổ sung sắt sau 6 tháng tuổi.
  • Sữa công thức và chế độ ăn không cung cấp đủ sắt do trong giai đoạn tăng trưởng nhu cầu sắt ở trẻ tăng khá cao.
  • Trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,...
  • Bổ sung sắt sai cách khi kết hợp với canxi (canxi gây cản trở hấp thu sắt) hoặc quên bổ sung vitamin C.
  • Trẻ sử dụng hơn 710ml sữa bò, sữa đậu nành trong giai đoạn từ 1-5 tuổi , vì các thành phần trong sữa gây cản trở hấp thu sắt từ các nguồn thực phẩm giàu sắt.
  • Trẻ từ 1-5 tuổi tiếp xúc với chì.

Trẻ thiếu sắt có những biểu hiện gì?

Để nhận biết trẻ bị thiếu sắt, ba mẹ cần theo dõi các biểu hiện sau của con:
  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, chậm chạp và kém tập trung.
  • Cơ thể xanh xao, biểu hiện trên lòng bàn tay, vành tai, bàn chân, niêm mạc họng.
  • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa hoặc sụt cân.
  • Vận động kém so với các bạn cùng trang lứa.
  • Trí nhớ kém, dễ cáu gắt.
  • Thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, khó thở, sưng bàn tay và chân.
  • Trẻ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng.
  • Đau nhức trong xương, nặng hơn có thể gây bạc tóc hoặc rụng tóc.
 Nếu ba mẹ phát hiện con có những dấu hiệu trên cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.
 

Nhu cầu sắt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong chế độ ăn hằng ngày

Nhu cầu sắt của trẻ khác nhau trong quá trình tăng trưởng, ba mẹ cần nắm rõ để bổ sung sao cho hợp lý:

  • 0–6 tháng tuổi: 0,27 mg mỗi ngày
  • 6-12 tháng tuổi: 11 mg mỗi ngày
  • Từ 1 đến 3 tuổi: 7 mg mỗi ngày
  • Từ 4-8 tuổi: 10 mg mỗi ngày

Cần bổ sung sắt đúng cách cho con.

Sắt trong chế độ ăn uống của trẻ ở hai dạng chính là sắt heme và sắt nonheme. Cần phân biệt chúng để lựa chọn chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ bị thiếu sắt:

  • Sắt heme: cơ thể dễ hấp thụ nhất, chúng thường có trong thịt đỏ, hải sản, cá, thịt gia cầm, gan. Thịt càng đỏ càng nhiều sắt.
  • Sắt nonheme: cơ thể khó hấp thu hơn, được tìm thấy trong trứng, đậu nành, đậu đen, bông cải xanh, rau chân vịt, trái cây sấy khô, bánh mì, ngũ cốc, gạo, ngô, lúa mì và các loại hạt. Tuy nhiên, chúng đễ hấp thu khi được kết hợp với vitamin C.

>>>Tham khảo Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân vù vù 

Những thực phẩm giàu sắt 

 

Cải bó xôi: Hàm lượng sắt : 4mg / 100 gam rau cải bó xôi. Đây là loại rau đứng đầu bảng về hàm lượng sắt có trong nó giúp tăng lượng Hemoglobin, tránh tình trạng thiếu máu ở trẻ.

Bông cải xanh: Hàm lượng cung cấp sắt không kém với 2,7 mg / 100 gam bông cải xanh. Ngoài ra, chúng còn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu khác như vitamin A, C, Magie,...

Củ dền đỏ: Lựa chọn tuyệt vời cho những trẻ thiếu máu thiếu sắt nhờ hàm lượng folate cao. Nó chứa 0,8 mg /100 gam củ dền đỏ.

Khoai tây: Kết hợp giữa sắt và vitamin C, giúp cơ thể hấp thu lượng sắt tối đa với hàm lượng 3,2 mg sắt trong một củ khoai tây.

Thịt gà: Hàm lượng protein cao chính là lựa chọn tốt nhất để nạp đủ lượng sắt mà cơ thể cần. Hàm lượng sắt tuyệt vời từ ức gà là 0,7 mg trong 100 gam thịt gà.

Thịt bò/ thịt đỏ: thịt càng đỏ thì hàm lượng sắt càng cao với 2,1 mg trên 85 gam thịt. Bạn lưu ý không mua thịt quá nhiều mỡ để cung cấp sắt dồi dào mà không gây thừa cân.

Thực phẩm giàu sắt cần được bổ sung cho trẻ.

Tôm: Dễ dàng để có bữa ăn vừa ngon miệng, vừa đáp ứng nhu cầu sắt hàng ngày của trẻ. Hàm lượng sắt: 3 mg trên 100 gam tôm.

Cá hồi/ cá thu: Được biết đến với hàm lượng Omega 3 dồi dào, những loại cá này còn chưa hàm lượng sắt lên đến 1,7 mg trong 100 gam cá. Vì vậy nên cho bé ăn ít nhất 1 tuần 1 lần.

Đậu nành, đậu gà, đậu xanh: Các loại đậu giúp tăng lượng Hemoglobin trong máu nhờ lượng sắt cao đến 15,7 mg trong 100 gam đậu.

Gạo lứt: gạo lứt có nhiều lợi ích không ngờ và hàm lượng sắt đã minh chứng điều đó. Trung bình 100 gam gạo chứa 0.4 mg sắt.

Ngũ cốc nguyên hạt: bột yến mạch hay lúa mạch được đưa vào chất độ ăn của trẻ bị thiếu máu thiếu sắt nhờ vào hàm lượng 2,5 mg sắt trong 100 gam ngũ cốc bất kỳ.

Táo: Mệnh danh là bà hoàng vitamin A, táo còn chứa lượng sắt khủng với 0,31 mg trong một trái táo vừa

Lựu: Ngoài sắt, lựu còn được lựa chọn để cung cấp chất xơ, protein, canxi và một số vitamin, khoáng chất khác. Hàm lượng sắt: 0,3 mg trong 100 gam quả lựu.

Dâu tây: dâu tây được ví như trái cây ngon và dinh dưỡng nhất đối với chế độ dinh dưỡng cho trẻ thiếu hụt sắt. 100 gam dâu tây chứa đến 0,4 gam sắt.

 

Gợi ý công thức cháo bổ sung sắt tốt cho não bộ của trẻ

Cháo tôm cải bó xôi

Nguyên liệu:

  • 20 grams tôm tươi.
  • 15-20 grams rau cải bó xôi.
  • Gạo nấu cháo cho bé.
  • Dầu ăn, gia vị dành cho bé.
     
 

Cháo tôm cải bó xôi.

 

Cách làm:

  • Gạo khi vo sạch cho vào trong nồi nấu cháo theo tỉ lệ 1:10, nấu cho hạt gạo bung đều.
  • Bóc vỏ tôm, làm sạch và băm hoặc xay nhuyễn thịt tôm.
  • Cải bó xôi rửa sạch và đem xay nhuyễn với ít nước.
  • Khi cháo đã chín nhừ, mẹ cho thị tôm và cải bó xôi vào. Khuấy đều và nấu đến khi nguyên liệu chín thì tắt bếp.
  • Múc ra tô và cho ít dầu ăn vào là thưởng thức ngay. 

Cháo thịt bò khoai tây

Nguyên liệu:

  • 30 grams thịt bò.
  • 30 grams khoai tây.
  • 1 nắm gạo trắng.
  • 1 muỗng canh dầu ăn.
  • Gia vị dành cho bé, ngò rí.
     

 

Cháo thịt bò khoai tây.

Cách làm:

  • Rửa sạch khoai tây, gọt vỏ và cắt thành miếng nhỏ. Đem đi hấp cách thủy 15 phút đến khi chín mềm. Vớt ra và nghiền bằng máy xay hoặc nĩa.
  • Sau khi ngâm gạo khoảng 1 giờ, bắc nồi lên bếp và nấu cháo.
  • Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Đem thịt đi hấp chín, sau đó cho vào nồi cháo đang nấu. Đừng quên đảo đều để tránh vón cục.
  • Cho khoai tây nghiền vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp. Dùng gia vị riêng để nêm nếm cho bé nhỏ.
  • Đổ cháo ra bát và rắc rau mùi lên để tăng hương vị.
     

Cháo cá hồi củ dền đỏ

Nguyên liệu:

  • 20 grams củ dền.
  • 30 grams cá hồi.
  • 40 grams gạo xay vỡ hạt.
  • Sữa tươi không đường, dầu dành em bé.
     

 

Cháo cá hồi củ dền đỏ.

Cách làm:

  • Ngâm cá hồi trong sữa tươi không đường khoảng từ 10-15 phút. Sau đó vớt ra và đem đi hấp chín.
  • Khi cá đã chín, gỡ thịt và giã nhuyễn.
  • Củ dền gọt vỏ, thái hạt lựu và đem đi hấp rồi xay thật nhuyễn.
  • Vo sạch gạo và nấu cháo cho nhừ. Cho củ dền đỏ vào cháo
  • Khi cháo đã chín, cho cá hồi vào và đảo sơ rồi tắt bếp.
  • Thêm dầu vào và múc ra chén cho bé ăn.

>>>MUA NGAY Cháo cá hồi củ dền đỏ tiện lợi, đổi vị cho bé

Cháo gà bông cải xanh

Nguyên liệu:

  • 30 grams thịt gà.
  • 30 grams bông cải xanh.
  • 35 grams gạo. 
  • 1 thìa dầu ăn.
     

 

Cháo gà bông cải xanh.

Cách làm:

  • Thịt gà rửa sạch, đem đi băm/xay nhỏ.
  • Bông cải đem hấp/luộc mềm, rồi vớt ra xay nhỏ.
  • Cho gạo vào nước luộc bông cải, nấu trong khoảng 15 phút. Khi cháo chín thì mẹ cho thịt gà, rồi cho súp lơ vào nấu chín mềm.
  • Tắt bếp và nêm thêm dầu ăn, rồi cho bé thưởng thức.
     

Cháo gan heo đậu xanh

Nguyên liệu:

  • 40 grams gan heo.
  • 40 grams gạo.
  • 30 grams đậu xanh.
  • Hành lá, gia vị.
     

 

Cháo gan heo đậu xanh.

Cách làm:

  • Vo gạo, đãi vỏ đậu xanh rồi ngâm trước khi nấu 2-3 giờ.
  • Rửa sạch gan heo với nước muối và đem đi thái nhỏ hoặc băm nhuyễn. Sau đó đem gan đi ướp gừng, muối, dầu ăn.
  • Nấu gạo và đậu xanh với nước cho nhừ. Khi cháo chín thì cho gan vào, thêm gia vị dành cho bé và nấu tiếp khoảng 20 phút.
  • Tắt bếp và cho thêm hành lá/ ngò rí rồi thưởng thức.

Cây Thị hy vọng qua bài viết này, ba mẹ bổ sung thêm kiến thức về tình trạng thiếu sắt ở trẻ và thực đơn bổ sung thêm sắt, tốt cho não bộ và giúp bé phát triển toàn diện. 

Liên hệ và tư vấn