12
04.2023

12 thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đủ chất giúp tăng cân nhanh

Giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm lúc này chủ yếu là tập làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Với mục tiêu đó, Cây Thị sẽ chia sẻ đến mẹ một số phương pháp và thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng giúp mẹ tự tin đồng hành trên hành trình phát triển của con.

 

Nguyên tắc ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi mà các mẹ cần biết

 

Dưới đây là một số nguyên tắc mà mẹ cần lưu ý để áp dụng vào thực đơn ăn dặm lần đầu tiên của bé được suôn sẻ hơn nhé!

 

- Nên chú ý đến liều lượng ăn, cho bé ăn theo nhu cầu, sở thích, ăn từ ít đến nhiều.

 

- Số lượng bữa ăn là 1 bữa/ ngày

 

- Thức ăn cho bé ăn dặm ở giai đoạn 6 tháng tuổi cần nghiền nhuyễn, ăn từ loãng cho đến đặc.

 

- Nguyên liệu là tinh bột, trái cây, rau củ

 
Nguyên tắc trong thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng

Nguyên tắc ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi mà các mẹ cần biết

 

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi bé chỉ mới tập làm quen với các nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa và phù hợp. Các nhóm thực phẩm chứa đạm như thịt gà, cá, thịt heo, thịt bò,... mẹ có thể cho bé tập ăn.

 

Tại sao bé nên ăn dặm khi được 6 tháng tuổi?

 

Dưới đây là một số lý do bé nên ăn dặm ở giai đoạn 6 tháng tuổi như sau:

 

- Nhu cầu dinh dưỡng của bé: Từ 6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé bắt đầu tăng cao và sữa mẹ không cung cấp đủ các dưỡng chất cho bé. Do đó, việc bổ sung thực phẩm ăn dặm là cần thiết để đảm bảo bé đủ dinh dưỡng.

 

- Phát triển hệ tiêu hóa: 6 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu phát triển hệ tiêu hóa. Ăn dặm giúp bé phát triển các cơ quan tiêu hóa, giúp bé ăn ngon hơn.

 

- Phát triển kỹ năng ăn: Ăn dặm giúp bé phát triển kỹ năng ăn uống, tránh tình trạng con kén chọn thực phẩm.

 

- Khuyến khích bé tương tác với thực phẩm: Việc ăn dặm giúp bé tương tác với thực phẩm, khám phá và trải nghiệm các hương vị mới, kích thích phát triển các giác quan của mình.

 

Tại sao ở giai đoạn 6 tháng tuổi bé nên tập ăn dặm
 
Tại sao bé nên ăn dặm khi được 6 tháng tuổi?

 

Tuy nhiên, việc cho bé ăn dặm cần được thực hiện đúng cách và trong độ tuổi thích hợp để đảm bảo an toàn. Nếu mẹ không biết chu kì nào thích hợp để cho trẻ ăn dặm thì có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ và các chuyên gia để được nhận những lời khuyên tốt nhất nhé!

 

**XEM THÊM: Các món cháo cho bé 7 tháng ăn dặm? Bạn đã biết chưa?

 

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng cho quá trình ăn dặm

 

Việc ăn dặm đối trẻ 6 tháng tuổi là bước khởi đầu hết sức quan trọng. Đặc biệt, những bữa ăn đầu tiên có vai trò đặt nền móng cho thói quen ăn uống của trẻ sau này. Để bé và mẹ có thể trải qua giai đoạn này một cách dễ dàng nhất, dưới đây là các dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo qua:

 

- Tăng gấp đôi cân nặng khi sinh, đây là dấu hiệu cho thấy bé cần ăn thêm thức ăn mới ngoài sữa mẹ để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cần thiết.

 

- Bé có thể giữ tư thế ngồi thăng bằng, giữ đầu ổn định, dấu hiệu cho thấy bé đã đủ cứng cáp để bắt đầu làm quen với thức ăn đặc hơn.

 

- Bé biết gắp thức ăn bỏ vào miệng.

 

- Trẻ có phản xạ kéo môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.

 

- Bé có dấu hiệu quay đầu đi hoặc lắc đầu khi không muốn ăn thứ gì đó

 

- Thể hiện sự quan tâm đến thức ăn do người lớn đưa cho.

 

Nếu cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu ăn dặm này, hãy quan sát bé thật kỹ, xem chúng có nuốt hay vẫn đẩy thức ăn ra khỏi miệng. Bé có thể lần đầu đẩy thức ăn do phản ứng với thức ăn lạ, nhưng sau đó bé nuốt thức ăn tức là con đã sẵn sàng để ăn dặm.

 

Phương pháp ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi

 

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trẻ nên bắt đầu ăn dặm ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Vì ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ phát triển khá toàn diện, có thể hấp thụ được thức ăn đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần bổ sung các dưỡng chất để phát triển toàn diện do nguồn sữa mẹ sau 6 tháng không đủ nhu cầu đáp ứng dinh dưỡng của trẻ hàng ngày.

 

Đây là khoảng thời gian giúp cho trẻ tập làm quen với các loại thực phẩm ngoài sữa mẹ. Nếu trẻ bú mẹ, bạn nên tiếp tục cho trẻ bú theo nhu cầu, nếu trẻ bú bình thì cần đảm bảo cho trẻ bú từ 4 - 5 bữa với khoảng 500 - 600ml/ ngày.

 

Cách cho bé ăn dặm ở giai đoạn 6 tháng tuổi
 
Phương pháp ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi

 

Mẹ đừng quá ngạc nhiên khi liều lượng ăn dặm của bé 6 tháng tuổi quá ít, vì ở độ tuổi này bé vẫn cần dinh dưỡng từ sữa mẹ. Thời điểm tốt nhất nên bắt đầu cai sữa cho bé là vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Giai đoạn đầu nên tập cho bé ăn một ít thức ăn và cho bé ăn trong ngày, liên tục quan sát xem bé có bị dị ứng hay không thì mới chuyển sang những loại thức ăn khác.

 

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng giúp tăng cân nhanh

 

Khi bé nhà mình đã sẵn sàng cho việc ăn dặm, thì đây cũng là lúc bố mẹ bắt đầu cuộc hành trình gian nan nhưng vô cùng thú vị. Để đồng hành cùng các bậc phụ huynh, Cây Thị sẽ gợi ý cho bạn một số thực đơn cho bé 6 tháng tuổi tập ăn dặm giúp tăng cân chóng lớn, an toàn và giàu dinh dưỡng nhưng lại không tốn quá nhiều thời gian thực hiện.

 

1. Cháo cà rốt nghiền

 

Món cháo cà rốt nghiền là một trong những món ăn bạn nên thêm vào thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi. Vì cà rốt là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin A, C và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe của bé. Gạo nếp là nguồn tinh bột và đường tự nhiên, giúp cung cấp năng lượng. Bên cạnh đó, cháo cà rốt nghiền có dạng mềm và dễ tiêu hóa, phù hợp với hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi.

 

Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đó là món cháo cà rốt nghiền
Cháo cà rốt nghiền

 

Nguyên liệu:

 

- 1 củ cà rốt

 

- 50 gram gạo nếp

 

- Gia vị nêm nếm

 

Hướng dẫn cách nấu cháo:

 

- Rửa sạch cà rốt, bào vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn.

 

- Gạo nếp vo sạch và đem đi nấu cháo cho chín nhừ.

 

- Khi cháo chín, cho cà rốt vào nấu cùng và đun đến khi cà rốt mềm.

 

- Tắt bếp, cho hỗn hợp gạo nếp và cà rốt vào máy xay nghiền nhuyễn.

 

- Thêm một ít nước vào hỗn hợp đã xay để điều chỉnh độ sệt. Nếu cháo quá đặc, bạn có thể thêm nước nóng để điều chỉnh độ sệt phù hợp cho bé.

 

- Múc cháo ra bát và cho bé thưởng thức.

 

2. Cháo yến mạch

 

Cháo yến mạch là một món ăn dặm tuyệt vời cho bé 6 tháng tuổi vì có nhiều lợi ích cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, đây còn là một loại ngũ cốc giàu chất xơ và protein, giúp tăng cường hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho bé. Bên cạnh đó, loại cháo này có dạng mềm và dễ tiêu hóa, phù hợp với hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi.

 

Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi cháo yến mạch

Cháo yến mạch

 

Nguyên liệu:

 

- 2 thìa yến mạch

 

- 1/2 chén nước

 

- 1/2 chén sữa mẹ hoặc sữa công thức

 

 

Hướng dẫn nấu cháo:

 

- Nấu nước sôi sau đó cho yến mạch vào khuấy đều. Nấu trong khoảng 10 phút cho đến khi yến mạch chín mềm.

 

- Tiếp theo, cho sữa mẹ hoặc sữa đặc vào khuấy đều tầm 3 phút.

 

- Tắt bếp và đổ cháo vào máy xay nhuyễn.

 

- Để nguội rồi múc cháo ra bát cho bé thưởng thức.

 

3. Súp bí đỏ sữa tươi

 

Nguyên liệu:

 

- 300 gram bí đỏ

 

- 1 của hành tây

 

- 20 gram bơ mặn

 

- 200ml sữa tươi không đường

 

- Kem tươi

 

- Ngò rí

 

Súp bí đỏ thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng
 
Súp bí đỏ sữa tươi

Hướng dẫn cách nấu súp:

 

- Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó đem chúng đi luộc cho chín mềm và bỏ vào máy xay cùng với sữa tươi không đường và xay nhuyễn thành hỗn hợp dạng sền sệt.

 

- Hành bóc vỏ, rửa sạch và đem đi băm nhuyễn. Ngò rí bỏ rễ, rửa sạch và thái nhỏ.

 

- Bắt chảo lên bếp, cho bơ mặn vào đợi đến khi chúng tan ra hết thì cho hỗn hợp bí đỏ đã xay vào khuấy đều.

 

- Chờ hỗn hợp súp bí đỏ sôi thì cho thêm ngò rí vào đun thêm 3 phút là tắt bếp.

 

- Để súp nguội, múc ra bát và cho bé dùng thử.

 

4. Món bơ nghiền cho bé ăn dặm

 

Bơ nghiền là món ăn dồi dào vitamin C, A và khoáng chất như magie, kali, canxi,... Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bơ là loại trái cây mềm nên rất dễ chế biến thành nhiều món ăn dặm cho bé.

 

Bơ nghiền món ăn dặm cho bé 6 tháng
 
Món bơ nghiền cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

 

- 1 quả bơ

 

- Sữa mẹ hoặc sữa tươi

 

Hướng dẫn cách làm món bơ nghiền:

 

- Bóc vỏ bơ, cho vào máy xay nhuyễn và lọc lại bằng ray.

 

- Trộn sữa tươi với bơ đã xay nhuyễn và khuấy đều hỗn hợp này lại với nhau.

 

- Múc món bơ nghiền ra chén và cho bé thử từng muỗng nhỏ.

 

5. Cháo trắng hạt sen

 

Nguyên liệu:

 

- 100 gram hạt sen

 

- 50 gram gạo

 

- Gia vị nêm nếm

 

Thực đơn cho bé 6 tháng món cháo trắng hạt sen
 
Cháo trắng hạt sen

Hướng dẫn cách nấu cháo:

 

- Rửa sạch hạt sen và ngâm trong nước khoảng 2 giờ cho mềm.

 

- Gạo vo sạch và đem đi nấu cháo với hạt sen

 

- Nấu cháo cho đến khi chín nhừ, cho cháo vào máy xay nhuyễn và rây lại một lần nữa.

 

- Múc cháo ra bát và cho bé thưởng thức

 

6. Cháo tôm rau mồng tơi

 

Cháo tôm rau mồng tơi là một món ăn bổ dưỡng cho trẻ nhỏ, có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, vitamin A, B, C, chất khoáng như sắt, canxi, magie, kẽm, phốt pho, kali, và axit béo omega-3.

 

Cháo tôm rau mồng tơi thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
 
Cháo tôm rau mồng tơi

Nguyên liệu:

 

- 3-4 con tôm

 

- 50 gram gạo

 

- 20 gram rau mồng tơi

 

- 1 củ hành tím

 

- Gia vị nêm nếm

 

Hướng dẫn cách nấu cháo:

 

- Tôm chế biến, bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

 

- Rau mồng tơi lặt lá, rửa sạch, cắt nhỏ và xay nhuyễn.

 

- Gạo vo sạch, sau đó đem đi nấu cháo chín nhừ.

 

- Trong lúc đợi cháo chín cho tôm xào xơ qua.

 

- Sau khi chín cho hỗn hợp tôm và rau mồng tơi xay nhuyễn vào cháo khuấy đều.

 

- Nêm nếm gia vị tắt bếp.

 

>>> SĂN NGAY : Cháo Tươi Tôm Rau Ngót - Thơm ngon, tiện lợi

 

7. Khoai lang nghiền

 

Khoai lang là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Khi nghiền thành dạng cháo, khoai lang còn dễ tiêu hóa và hấp thu hơn. 

 

Khoai lang nghiền thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng
 
Khoai lang nghiền

Nguyên liệu:

 

- 1 củ khoai lang 

 

- Nước cốt dừa tươi

 

Hướng cách cách làm:

 

- Gọt vỏ, rửa sạch và cắt khoai lang thành những miếng nhỏ.

 

- Đem đun khoai lang với nước sôi trong khoảng 10-15 phút cho đến khi khoai mềm.

 

- Sau đó, cho khoai vào máy xay sinh tố cùng với một chút nước cốt dừa tươi và xay nhuyễn. Nếu cần thêm nước, bạn có thể thêm nước sôi cho món ăn mềm hơn.

 

- Cho hỗn hợp vào nồi đun lửa nhỏ và khuấy đều để đảm bảo món ăn không bị cháy dính đáy.

 

- Khi hỗn hợp đến độ sệt mong muốn, tắt bếp và cho vào bát.

 

8. Cháo trắng cải bó xôi

 

Cải bó xôi là thực phẩm được khuyên dùng trong bữa ăn ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh, bởi loại rau này chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin K và hàm lượng kali cao. Ở độ tuổi sơ sinh, các chuyên gia khuyên rằng nên bổ sung cải bó xôi vào thực đơn ăn dặm hàng ngày trong 6 tháng sẽ giúp tăng cường sức khỏe toàn diện ngay từ khi còn nhỏ.

 

Món ăn dặm cho bé 6 tháng cháo trắng cairi bó xôi
 
Cháo trắng cải bó xôi

 

Nguyên liệu:

 

- 50 gram cải bó xôi rửa sạch, cắt nhỏ

 

- 50 gram gạo

 

Hướng dẫn cách nấu cháo:

 

- Nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo: 10 nước.

 

- Luộc mềm cải bó xôi, xay nhuyễn.

 

- Cho cháo trắng vào nồi, nấu trên lửa nhỏ trong vài phút.

 

- Cho 1 thìa dầu ăn vào, khuấy đều.

 

- Rây hoặc xay hỗn hợp vừa nấu cho đến khi nhuyễn.

 

9. Cháo thịt bò măng tây

 

Cháo thịt bò măng tây là một món ăn giàu chất dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi, cung cấp nhiều protein, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất. Chính vì vậy là món cháo được nhiều mẹ áp dụng vào thực đơn cho bé 6 tháng tuổi.

 

Cháo thực bò măng tây món ăn dặm cho bé 6 tháng
 
Cháo thịt bò măng tây

 

Nguyên liệu:

 

- 50 gram gạo tẻ

 

- 20 gram măng tây

 

- 20 gram thịt bò

 

- 1-2 tép tỏi nhỏ

 

- Gia vị nêm nếm

 

Hướng dẫn cách nấu:

 

- Măng tây rửa sạch, sau đó đem ngâm với nước muối khoảng 10 phút. Vớt ra rửa lại với nước sạch, để ráo và cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.

 

- Thịt bò rửa sạch và để ráo, sau đó xay nhuyễn thịt bò và nêm nếm một ít gia vị.

 

- Gạo vo sạch và bắt lên bếp nấu cho chín nhừ.

 

- Trong lúc đợi cháo chín, bắt chảo lên bếp xào chín thịt bò và măng tây.

 

- Cháo chín cho hỗn hợp vào cháo khuấy đều tay, nấu thêm 5 phút tắt bếp

 

- Cho hỗn hợp cháo vào máy xay nhuyễn sau đó lọc qua rây một lần nữa.

 

- Múc cháo ra bát và cho bé thưởng thức.

 

>>> BỎ GIỎ HÀNG NGAY: Cháo Tươi Thịt Bò Cà Rốt - THƠM NGON, BỔ DƯỠNG 

 

10. Chuối trộn sữa

 

Tương tự như bơ, chuối cũng là loại trái cây chứa nhiều hàm lượng protein, vitamin C, magie, canxi, kali, photpho,... với độ mềm cao nên chúng rất dễ chế biến. Do đó, chuối nghiền là một trong những sự lựa chọn hàng đầu nên được bổ sung vào thực đơn cho bé 6 tháng tuổi.

 

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuối trộn sữa
 
Chuối trộn sữa

 

Nguyên liệu:

 

- 1 quả chuối

 

- Sữa mẹ hoặc sữa tươi

 

Hướng dẫn cách làm món chuối nghiền:

 

- Bóc vỏ chuối, dùng thìa nghiền nát chuối hoặc có thể cho chúng vào máy xay nhuyễn.

 

- Cho sữa vào chuối xay nhuyễn, sau đó khuấy đều hỗn hợp

 

- Múc ra ly cho bé nếm thử từng muỗng nhỏ.

 

 11. Cháo cá hồi nấu với cà rốt

 

Trong cà rốt chứa nhiều hàm lượng lớn carotene có thể chuyển hóa thành vitamin A rất có lợi cho hệ miễn dịch, cá hồi lại chứa omega -3 củng cố cho hệ tim mạch phát triển.Chính vì vậy, cháo cá hồi là món ăn rất phổ biến được chế biến nhiều trong thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng.

 

Cháo cà rốt cá hồi thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng
 
Cháo cá hồi nấu với cà rốt 

 

Nguyên liệu:

 

- 100 gram cá hồi

 

- 50 gram gạo tẻ

 

- ½ củ cà rốt

 

- 1 củ hành tím

 

- Gia vị nêm nếm

 

Hướng dẫn cách nấu cháo:

 

- Cá hồi rửa sạch, thấm qua khăn giấy cho ráo nước, sau đó đem đi hấp chín, để nguội và xay nhuyễn.

 

- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch  đem đi hấp chín và xay nhuyễn.

 

- Gạo vo sạch, bắt lên bếp nấu cho chín mềm.

 

- Cháo chín cho hỗn hợp cá và cà rốt vào khuấy đều

 

- Cho thêm 1 thìa dầu ăn để lửa nhỏ, khoảng 3 phút tắt bếp

 

- Cho cháo vào máy xay nhuyễn và dùng rây lọc lại lần nữa

 

- Múc cháo ra bếp và cho bé thưởng thức

 

12. Cháo cải ngọt nấu với đậu hũ non

 

Rau cải ngọt có tác dụng tăng cường thể lực và hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt của bé phát triển tốt hơn. Đồng thời, các loại rau họ cải kết hợp với đậu hũ non giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể, giàu protein, omega-3 và axit amin, món cháo cải ngọt đậu hũ non không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng cho bé.

 

Cháo cải ngọt đậu hữ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Cháo cải ngọt nấu với đậu hũ non

 

Nguyên liệu:

 

- 50 gram gạo tẻ

 

- 50 gram cải ngọt

 

- 100 gram đậu phụ non

 

- 1 thìa dầu ăn

 

Hướng dẫn cách nấu:

 

- Gạo vo sạch đem đi nấu cháo chín nhừ.

 

- Cải ngọt rửa sạch, luộc chín, đem xay nhuyễn

 

- Đậu phụ chần sơ qua nước sôi, rồi đem đi nghiền nhuyễn

 

- Cháo chín cho hỗn hợp cải ngọt và đậu hũ vào khuấy đều tay.

 

- Đun sôi thêm 5 phút tắt bếp.

 

Qua bài viết, hy vọng mẹ đã biết được trẻ 6 tháng tuổi ăn gì và một số thực đơn ăn dặm cho bé giai đoạn này. Dựa vào các nhóm thực phẩm đã được phân loại, mẹ có thể xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng một cách khoa học và đủ dinh dưỡng. Nếu trong quá trình thực hiện có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới Cây Thị sẽ giải đáp một cách nhanh chóng.

 

Thương hiệu cháo dinh dưỡng Cây Thị