14
03.2024

Bật mí thời gian biểu và thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6-7 tháng tuổi

Khi bắt đầu ăn dặm, không chỉ cần hiểu về thực phẩm phù hợp mà nhiều mẹ còn quan tâm đến việc chọn ngày và giờ thích hợp nhất để bắt đầu bé ăn dặm. Nhiều mẹ bỉm sữa thường xây dựng lịch trình ăn dặm cho bé rất cứng nhắc, với hy vọng giúp con tăng cân và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, việc áp đặt này không tốt cho trẻ nhỏ vì có thể gây sợ ăn, dẫn đến việc bé trở nên lười ăn và suy dinh dưỡng. Vì vậy, việc sắp xếp lịch trình ăn dặm cho bé vào mỗi ngày đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Để giúp việc chăm sóc con trở nên thuận lợi và khoa học hơn cho hệ tiêu hóa và phát triển của bé, Cây Thị mách mẹ thời gian biểu và thực đơn ăn dặm hợp lí giúp con tăng cân vù vù.

  

Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Ba mẹ thường thắc mắc giai đoạn nào cho con ăn dặm là tốt nhất? Theo  Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị 6 tháng là thời điểm thích hợp nhất cho bé làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hay bột sữa. Tránh cho bé ăn dặm quá sớm. Ba mẹ có thể theo dõi các biểu hiện sau của con:
  •  Bé có thể tự ngồi hoặc ngồi với sự hỗ trợ của người lớn.
  •  Bé có thể cầm nằm đồ vật nhỏ.
  • Bé có thể kiểm soát cổ và đầu tốt.
  • Bé tăng cân đều.
  • Bé đưa đồ vật vào miệng.
  • Bé đòi ăn hay có sự quan tâm đên đồ ăn khi ba mẹ đang ăn.

 

 

Nguyên tắc khởi đầu ăn dặm mẹ cần tuân thủ

   

Khởi đầu một hành trình ăn dặm mới cho con, mẹ cần trang bị những nguyên tắc sau giúp con ăn dặm khỏe, mẹ nhàn hơn:

  • Giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ.
  • Tập cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.
  • Thứ tự các thức ăn bé cần làm quen, đầu tiên là bột gạo, sau đó đến các trái cây và rau nghiền. Mẹ dần chuyển sang cho bé các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, cá, tôm,... khi bé đã quen dần.
 

Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm trong ngày

 

Các bữa ăn dặm của trẻ cần phải cách nhau ít nhất 2 giờ, mẹ cần nắm rõ thời gian cơ thể trẻ cần để tiêu thóa thức ăn. Đối với mỗi loại thực phẩm sẽ có thời gian tiêu hóa khác nhau:

  • Sữa mẹ: 1-2 giờ.
  • Sữa công thức: 2-3 giờ.
  • Đồ ăn nhẹ: 3-4 giờ.
  • Đồ ăn thông thường: 4-5 giờ.
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: 5-6 giờ.

 

Sau khi nắm rõ về thời gian tiêu hóa của trẻ, mẹ cần chọn thời điểm lý tưởng cho bé để đảm bảo thức ăn được hấp thu tối đa:

  • Buổi sáng và giữ buổi trưa, sau khi uống sữa 1-2 giờ, bé sẽ không quá đói cũng không quá no, đây là thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm
  • Tinh thần trẻ vui vẻ, thoải mái, tỉnh táo cũng là thời gian tốt để cho trẻ ăn dặm, tránh cho ăn lúc trẻ cảm thấy buồn ngủ hoặc quấy khóc.

Bật mí thời gian biểu và thực đơn ăn dặm cho bé theo các tháng tuổi

Bé 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn 4-6 tháng tuổi, bé mới chập chững ăn dặm nên ba mẹ cho bé ăn một lượng nhỏ thức ăn kết hợp với bú sữa mẹ hay uống sữa công thức.

Thời gian biểu cho trẻ mới ăn dặm như sau:

Mẹ cho bé bú sữa như bình thường.

Số bữa ăn dặm cho trẻ trung bình là 1-2 bữa/ 1 ngày. Sau đó, tăng dần lượng thức ăn với tần suất 2-3 lần/ ngày.

  • Bữa thứ 1: sau cữ bú đầu tiên hoặc thứ 2 vào buổi sáng
  • Bữa thứ 2: sau cữ bú buổi chiều.

Thực đơn ăn dặm đơn giản cho bé 6 tháng tuổi:

Tại thời điểm này, mẹ có thể cho bé ăn bột hoặc cháo loãng. Lượng thức ăn đặc mà bé ăn trong ngày là 3-7 muỗng.

Khoai lang nghiền

 

Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ và thái miếng nhỏ, sau đó đem hấp chín.

Cho khoai đã chín và máy xay nhuyễn, tùy chỉnh độ loãng đặc cho bé.

Chuối nghiền

 

  • Chọn chuối chín mềm, lột vỏ và cắt thành miếng nhỏ, sau đó dùng thìa nghiền nhuyễn hoặc dùng máy xay.
  •  Đổ sữa vào trộn đều và chó bé thưởng thức.

 Đậu Hà Lan và sữa

 

  •  Rửa sạch đậu và luộc chín.
  •  Đổ sữa và đậu hà lan vào máy xay nhuyễn.
  •  Đổ vào chén và cho bé ăn thôi.

 Bí đỏ trộn sữa

 

  •  Bí đỏ gọt vỏ và cắt thành từng miễng nhỏ, đem đi hấp chín mềm.
  •  Đem bí đỏ đi xay nhuyễn rồi đổ sữa mẹ hoặc sữa công thức là cho bé ăn được ngay.

Ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn 7-8 tháng tuổi, mẹ cho bé ăn thêm các loại hải sản, ít nhất 3 bữa/ tuần. Ba mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm cho con đầy đủ 4 nhóm chất: chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và chất xơ.

Lịch ăn dặm cho bé được phân chia như sau:

Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.

Số bữa ăn dặm cho trẻ trung bình là 2-3 lần/ ngày.

  • Bữa thứ 1: sau cữ bú đầu tiên hoặc thứ 2 vào buổi sáng
  • Bữa thứ 2: sau cữ bú đầu giờ chiều.
  • Bữa thứ 3: sau cữ bú buổi chiều, khoảng 4-5 giờ.

Lượng thức ăn khuyến nghị một ngày của bé: 10-20 muỗng (nửa đến 1/4 chén).

Thực đơn ăn dặm dành cho bé 7-8 tháng tuổi:  các loại cháo, trái cây, bột cần rây qua để đảm bảo hệ tiêu hóa của con hấp thu tối đa.

Cháo thịt heo cà rốt

 

  • Thịt heo mua về rửa sạch và đem đi luộc.
  • Cho xương heo và gạo vào nấu cháo.
  • Cà rốt sau khi luộc chín thì dùng thìa nghiền nhuyễn.
  • Gỡ thịt khỏi xương và băm nhỏ.
  • Cho cả sườn và cà rốt băm nhỏ vào cháo và đảo đều.

Cháo bồ câu đậu xanh

 

  • Thịt bồ câu và gạo cho vào ninh cùng lúc đến khi mềm.
  • Đậu xanh không vỏ rửa sạch và luộc mềm.
  • Bồ câu sau khi luộc mềm, xé nhỏ.
  • Cho đậu xanh và bồ câu băm nhỏ vào nồi cháo đảo cùng.

Cháo thịt bò cà rốt

 

  • Thịt bò và cà rốt băm nhỏ.
  • Cho thịt bò vào nồi đảo đều.
  • Sau đó cho hỗn hợp thịt và cà rốt vào nồi cháo ninh mềm.

>>> DEAL SỐC: Cháo Tươi Thịt Bò Cà Rốt - Đổi vị ăn dặm cho bé yêu.

 

Bé 9-12 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

Khi bé bước vào giai đoạn 9-12 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé dần hoàn thiện và việc ăn dặm trở nên dễ dàng hơn. Mẹ cho bé ăn 3 bữa mỗi ngày và tiếp tục cho bú sữa bổ sung thêm nhưng không cần cho bú trước khi ăn.

Thời gian ăn dặm cho bé từ 9- 12 tháng:

Bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.

  • Bữa ăn thứ 1: trước hoặc sau cữ bú đầu tiên buổi sáng.
  • Bữa ăn thứ 2: trước hoặc sau cữ bú đầu giờ chiều.
  • Bữa ăn thứ 3: trước hoặc sau cữ bú buổi chiều.

Lượng thức ăn cần nạp một ngày của bé: 16-30 muỗng (khoảng 1-2 chén).

Thực đơn ăn dặm dành cho bé 9-12 tháng tuổi: bé có thể ăn được cháo đặc, thịt, trứng, cá không cần rây quá lưới. Ba mẹ xây dựng thực đơn cho bé đảm bảo đầy đủ các nhóm chất sau:

  • Sữa mẹ/sữa bột: 500-800ml.
  • Tinh bột: gạo, bún, nui, phở, bột mì,...
  • Đạm: thịt lợn, thịt cá, trứng, thịt gà, thịt bò, hải sản,...
  • Chất béo: bơ, dầu ăn, mỡ cá,...
  • Vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh, củ quả, trái cây,...

 

>>>GỢI Ý:  THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 9 THÁNG - 100% BÉ TĂNG CÂN, CAO LỚN

Một số lưu ý khi áp dụng bảng thời gian ăn dặm cho bé

  • Không cho bé ăn dặm quá sớm.
  • Không ép bé ăn và không cho bé ăn quá 30 phút.
  • Lựa chọn các nguyên tắc ăn dặm phù hợp cho bé ở từng tháng tuổi.
  • Tạo không gian ăn uống thoáng mát, tránh cho bé xem ti vi, điện thoại trong lúc ăn.
  • Thực hiện nguyên tắc ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều để bé làm quen với quá trình ăn dặm.
 

 Thời gian biểu và thực đơn ăn dặm cho bé giúp cho mẹ có cái nhìn tổng quan về hành trình ăn dặm của con. Ba mẹ cần tìm hiểu thêm và cho bé thời gian làm quen ở từng giai đoạn ăn dặm, điều này giúp con thích nghi và thích thú hơn trong mỗi bữa ăn. Cuối cùng, Cây Thị hy vọng bài viết mang lại những thông tin bổ ích và khoa học đồng hành cũng con trong hành trình mới này.