12
04.2023

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng thơm ngon, đảm bảo đủ chất

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng để bé hấp thu thêm những dưỡng chất mà sữa mẹ không có hoặc không cung cấp đủ cho nhu cầu thực sự của bé. Chính vì vậy, những bữa ăn dặm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ có con nhỏ, làm sao để xây dựng cho con những điều tốt nhất. Bài viết dưới đây, Cây Thị sẽ gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng thơm ngon, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

 

Những dưỡng chất cần thiết bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

 

Đối với trẻ ở giai đoạn 8 tháng tuổi trở đi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển một cách đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm. Vì vậy, việc lựa chọn các nguyên liệu chứa hàm lượng dinh dưỡng phù hợp để chế biến là điều rất quan trọng. Để việc lựa chọn thực phẩm được dễ dàng hơn, các mẹ cần lưu ý 4 loại dưỡng chất cần thiết trong  thực đơn cho bé 8 tháng tuổi.

 

Dưỡng chất cần thiết bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
 
Những dưỡng chất cần thiết bổ sung vào thực đơn cho trẻ 8 tháng

 

- Sắt: Đây là một khoáng chất rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ, giúp cho tóc của bé được chắc khỏe và đen hơn. Bên cạnh đó, sắt có trong các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò, thịt cá và các loại rau có màu xanh đậm như rau dền, cần tây, rau đay.

 

- Kẽm: Đây là một trong những chất có trong thực đơn ăn dặm BLW dành cho bé 8 tháng tuổi, giúp cho trẻ có cảm giác được ăn ngon mỗi ngày, hỗ trợ cho việc tăng cường hấp thu chất, đồng thời còn tăng chiều cao ở trẻ. Ngoài ra, kẽm thường được tìm thấy từ các loại thịt cá, cây họ đậu, trứng, hạt khô, một số loại rau củ quả,...

 

- Axit béo trong omega-3: Các nhà khoa học trên thế giới chứng minh chúng có tác dụng rất tốt trong việc phát triển não bộ ở bé. Omega-3 thường có trong các loại cá biển ( cá ngừ, cá hồi), sữa tươi nguyên chất, rau củ, hạt khô.

 

- Vitamin: Chúng có vai trò như một chất xúc tác, trao đổi chất giúp bảo vệ và tăng cường hấp thu trong cơ thể của bé. Có rất nhiều loại vitamin A, C, E, D, B12,...

 

Khẩu phần ăn của bé 8 tháng tuổi bao nhiêu là đủ?

 

Ở độ tuổi này, bé vẫn cần nguồn dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa mẹ. Do đó, mẹ cần cung cấp đầy đủ cho bé từ 600-800ml. Đồng thời, chúng ta có thể kết hợp thêm các khẩu phần ăn dặm khoảng từ 3 bữa/ ngày. Tuy nhiên, sẽ tùy thuộc vào nề nếp sinh hoạt của mỗi gia đình mà ba mẹ có thể điều chỉnh thời gian cho bé ăn dặm một cách sao cho hợp lý nhất.

Lượng thức ăn trong ngày cần bổ sung vào thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tham khảo như sau:

 

Sữa: 600ml (sữa mẹ/sữa công thức/sữa bò...)

 

Dầu (mỡ): 15 - 20 grams (4 - 6 thìa cafe 5ml)

 

Rau xanh: 50 - 80 grams

 

Quả chín: 60 - 100 grams

 

Cơm (cháo, bột): 75 - 90 grams

 

Thịt (hoặc cá, tôm, trứng...): 45 - 50 grams, chú ý ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng

 

Khẩu phần ăn thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng

Khẩu phần ăn của bé 8 tháng tuổi bao nhiêu là đủ?

 

Việc xây dựng khẩu phần ăn cho dặm trẻ là điều cần thiết, tuy nhiên ba mẹ không nên gượng ép con ăn hết lượng thức ăn đã nấu. Bởi vì theo các chuyên gia cho rằng, khi bé có dấu hiệu không muốn ăn nữa như lè thức ăn hay quay mặt,... tức là bé đã no nên ba mẹ có thể dừng lại việc cho con ăn tại đây, để đảm bảo cho việc hấp thu chất dinh dưỡng được hiệu quả hơn.

 

Cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

 

Khẩu phần ăn cho bé 8 tháng tuổi thường nên được chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, khoảng 5-6 bữa. Mỗi bữa ăn nên cung cấp khoảng 2-3 thìa canh chất đạm và 3-4 thìa canh rau củ quả nghiền nhuyễn hoặc ninh mềm. Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo bé uống đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức để cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cho bé phát triển, với các mốc thời gian tham khảo như sau:

 

Bữa 1: 8h00 sáng 

 

Bữa 2: 10h00 - 11h00 (phụ)

 

Bữa 3: 13h00

 

Bữa 4: 15h00 - 16h00

 

Bữa 5: 18h00

 

Bữa 6: 20h30 - 21h30

 

 xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

 

Ở độ tuổi này, bé vẫn đang phát triển nhanh cả về thể chất và trí não nên mỗi bữa ăn cần bổ sung đủ năng lượng và dưỡng chất để bé khỏe mạnh và tăng cân đều. Nguyên tắc chính vẫn là đảm bảo đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.

 

**BẬT MÍ: Các nấu cháo cho bé 7 tháng đơn giản dễ nấu

 

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng thơm ngon bổ dưỡng, đảm bảo đủ chất

 

Dưới đây là một số gợi ý các món ăn dặm cho bé 8 tháng thơm ngon bổ dưỡng cho các mẹ áp dụng tại nhà như sau:

 

1.  Cháo thịt heo nấu với nấm rơm

 

Nguyên liệu:

 

Thịt heo: 50 grams

 

Nấm rơm: 20 grams

 

Gạo nếp: 50 grams

 

Hành tím: 1 củ 

 

Tỏi: 1 củ

 

Gia vị nêm nếm

 

Cháo thịt heo nấu với nấm rơm thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
 
Cháo thịt heo nấu với nấm rơm thực đơn bé 8 tháng được nhiều bé ưa thích

 

Hướng dẫn cách nấu cháo:

 

Rửa sạch thịt heo và thái thịt thành từng miếng nhỏ.

 

Nấm rơm gọt bỏ phần gốc, rửa sạch và thái nhỏ.

 

Đun nước trong nồi, cho thịt vào nấu khoảng 10 phút cho đến khi thịt chín.

 

Sau đó cho nấm rơm vào nồi cùng với thịt và đun khoảng 5 phút.

 

Lọc bỏ phần nước dùng, giữ lại phần nước trong.

 

Rửa sạch gạo nếp và cho vào nồi với nước dùng vừa lọc.

 

Đun nồi cháo trong khoảng 15-20 phút cho đến khi gạo nếp chín mềm.

 

Cho thịt và nấm rơm đã nấu sẵn vào nồi cháo, đun thêm khoảng 5 phút nữa cho cháo và thịt nấm ngấm đều với nhau.

 

Tắt bếp và cho cháo vào tô, để nguội khoảng 5 phút trước khi cho bé ăn.

 

>>> BỎ GIỎ HÀNG NGAY: Cháo Tươi Thịt Heo Bí Đỏ - THƠM NGON, BỔ DƯỠNG 

 

2. Cháo thịt gà nấu với nấm hương

 

Nguyên liệu:

 

Thịt gà: 100 grams

 

Nấm hương: 20 grams

 

Gạo nếp: 50 grams

 

Hành khô: 1 củ

 

Hàng lá: 1 vài nhánh

 

Gia vị nêm nếm

 

Cháo thực gà nấu với nấm hương thực đơn cho trẻ 8 tháng
 
Cháo thịt gà nấu với nấm hương

 

Hướng dẫn cách nấu cháo: 

 

Rửa sạch gà, cắt thành từng miếng vừa ăn. Ngâm gà trong nước muối khoảng 30 phút để giảm mùi hôi.

 

Ngâm nấm hương trong nước khoảng 30 phút, rửa sạch và để ráo.

 

Hành tím bóc vỏ, cắt nhỏ. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.

 

Cho gạo nếp vào nồi nấu cháo, đun sôi trên bếp nhỏ, đảo đều, giảm lửa và đậy nắp cho đến khi gạo nếp chín mềm.

 

Trong khi đợi gạo nếp chín, đun nóng dầu ăn trong chảo, cho hành tím vào phi thơm, sau đó cho gà vào xào đều cho đến khi nó có màu vàng đều.

 

Cho nấm hương vào chảo xào chung với gà khoảng 5 phút.

 

Cháo chín cho hỗn hợp gà xào với nấm hương khuấy đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

 

Cho hành lá vào trộn đều và tắt bếp.

 

3. Cháo thịt bò nấu với bông cải xanh

 

Nguyên liệu:

 

50 grams thịt bò

 

20 grams gạo 

 

1 bông cải xanh

 

1 củ hành khô

 

Gia vị nêm nếm

 

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng cháo thịt bò nấu với bông cải
 
Cháo thịt bò nấu với bông cải xanh

Hướng dẫn cách nấu cháo:

 

Gạo vo sạch, bắc lên bếp nấu cho chín nhừ.

 

Thịt bò rửa sạch thái nhỏ vừa ăn.

 

Bông cải rửa sạch và thái nhỏ.

 

Bắc chảo lên bếp cho dầu oliu vào phi thơm hành, sau đó cho thịt bò và bông cải vào xào chín.

 

Khi cháo chín cho hỗn hợp thịt bò và bông cải vừa xào vào cháo và khuấy đều 

 

Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp

 

4. Cháo cá hồi nấu với đậu xanh

 

Nguyên liệu:

 

50 grams cá hồi tươi

 

50 grams gạo

 

20 grams đậu xanh

 

1 củ cà rốt

 

1 củ hành tím 

 

Gia vị nêm nếm

 

Cháo cá hồi đậu xanh thực đơn bé 8 tháng
 
Cháo cá hồi nấu với đậu xanh

 

Hướng dẫn cách nấu cháo:

 

Rửa sạch cá hồi, bỏ xương. Sau đó đem cá đi hấp chín, để nguội xé nhỏ.

 

Đậu xanh ngâm nước 15 phút, sau đó rửa sạch.

 

Gạo vo sạch, sau đó đem đi nấu cháo cùng với đậu xanh, đun lửa vừa để gạo và đậu xanh được chín mềm.

 

Khi cháo chín thì cho cá hồi đã xé vào cháo khuấy đều, nêm nếm gia vị và tắt bếp

 

5. Cháo tôm nấu với rau ngót

 

Nguyên liệu:

 

3-4 con tôm

 

20 grams gạo

 

50 grams rau ngót

 

Gia vị nêm nếm

 

Cháo tôm rau ngót thực đơn ăn dặm bé 8 tháng
 
Cháo tôm nấu với rau ngót

 

Hướng dẫn cách nấu:

 

Rửa sạch tôm, lột vỏ, bỏ đầu để lại thân và đuôi.

 

Rau ngót nhặt lá, rửa sạch và đem đi xay nhuyễn lọc lấy phần nước.

 

Gạo vo sạch và đem đi nấu cháo

 

Trong lúc đợi cháo chín, bắc chảo lên bếp và xào chín tôm.

 

Cháo chín cho hỗn hợp tôm vừa xào chín và nước rau ngót vào cháo khuấy đều.

 

Để lửa nhỏ, đun thêm 5 - 7 phút tắt bếp.

 

6. Súp gà nấu với ngô ngọt

 

Nguyên liệu:

 

25 grams thịt gà

 

40 grams xương gà

 

3 cái nấm hương

 

½ quả bắp ngô

 

½ củ cà rốt

 

các món ăn dặm cho bé 8 tháng súp gà nấu với ngô ngọt
 
 Súp gà nấu với ngô ngọt

Hướng dẫn cách nấu súp:

 

Rửa sạch xương và thịt gà, để ráo nước, đem đi ninh lấy nước dùng. 

 

Sau khi nước dùng sôi, dùng rây lọc nước cho trong, thịt gà lấy ra để nguội và xé sợi nhỏ.

 

Nấm, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái nhỏ.

 

Rau thơm nhặt lá bỏ gốc, rửa sạch và đem đi thái nhuyễn.

 

Nước dùng sau khi được lọc thì đem đi đun sôi lần nữa.

 

Sau khi sôi cho hỗn hợp gà xé sợi, nấm và cà rốt vào khuấy đều.

 

Sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.

 

7. Cháo khoai tây thịt gà

 

Nguyên liệu:

 

50 gram gạo

 

1 củ khoai tây

 

50 gram ức gà

 

Hành lá 

 

Gia vị nêm nếm

 

Cháo khoai tây thịt gà thực đơn ăn dặm bé 8 tháng
 
 Cháo khoai tây thịt gà 

 

Hướng dẫn cách nấu:

 

Khoai tây gọt vỏ, ngâm nước muối loãng, sau đó đem đi hấp chín và để nguội nghiền nhuyễn.

 

Ức gà rửa sạch, hấp chín rồi xay nhuyễn.

 

Gạo vo sạch, đun với nước đến khi sôi lăn tăn.

 

Sau đó cho khoai tây nghiền và ức gà vào nấu cùng trong 3 phút nữa.

 

Cuối cùng, thêm một ít hành lá (nếu muốn) và tắt bếp.

 

>>> SĂN NGAY ƯU ĐÃI:  Cháo Tươi Cá Hồi Rong Biển | Cháo chín sẳn - Mở gói ăn ngay

 

8. Súp bí đỏ nấu với thịt bò

 

Nguyên liệu:

 

50 grams nước dùng từ xương

 

5o grams bí đỏ

 

50 grams thịt bò

 

Rau thơm

 

1 củ hành tây

 

Gia vị nêm nếm

 

Súp bí đỏ thực đơn cho trẻ 8 tháng
 
Súp bí đỏ nấu với thịt bò

 

Hướng dẫn cách nấu:

 

Thịt rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào xay nhỏ.

 

Bí đỏ rửa sạch cũng xay như thịt bò.

 

Đặt chảo lên bếp, cho bơ vào đun nóng, cho hành khô băm nhỏ vào, cho thịt vào xào nhanh tay.

 

Khi thịt chín cho bí đỏ xay vào xào khoảng 3 phút.

 

Thêm một chút nước xăm xắp mặt và nấu thêm 10-15 phút cho chín mềm.

 

Nếu bé ăn được gia vị có thể thêm chút ngò, gia vị hoặc hành lá cho thơm ngon.

 

9. Súp đậu hũ sữa trứng

 

Nguyên liệu:

 

1 hộp đậu hũ non

 

50ml sữa tươi

 

Lòng đỏ trứng gà, chỉ dùng ½ lòng đỏ

 

Bột gạo

 

Đường

 

Súp đậu hũ sữa trứng thực đơn bé 8 tháng
 
Súp đậu hũ sữa trứng

 

Hướng dẫn cách nấu súp:

 

Đầu tiên, bạn đổ sữa vào nồi, thêm trứng rồi đun sôi. Các bạn chú ý khi đun đừng để lửa quá to mà chỉ để lửa vừa thôi nhé. Sau khi hỗn hợp sôi thì cho bột gạo vào, chú ý cho lượng bột vừa đủ để tạo độ sánh.

 

Tiếp theo, múc sốt kem bột gạo ra cốc đã làm nguội. Trong khi đó, lấy đậu hũ non nghiền nhuyễn và đặt lên trên. Với thực đơn cho bé 8 tháng tuổi này, bạn có thể cho bé ăn kèm với bánh mì.

 

10. Cháo cua nấu với rau mồng tơi

 

Nguyên liệu:

 

50 grams cua tươi đã tách vỏ

 

30 grams rau mồng tơi

 

20 grams gạo nếp

 

1 củ hành khô

 

Rau thơm

 

Gia vị nêm nếm

 

Cháo cua rau mồng tơi thực đơn cho trẻ 8 tháng
 
Cháo cua nấu với rau mồng tơi

Hướng dẫn cách sử dụng:

 

Cua rửa sạch, để ráo, sau đó tách vỏ.

 

Gạo vo sạch, rồi đem đi nấu cháo cùng với cua

 

Rau mồng tơi rửa sạch, sau đó xay nhuyễn.

 

Khi cháo chín, lấy cua ra tách lấy phần thịt, sau đó cho nước rau mồng tơi vào, khuấy đều.

 

Đun thêm khoảng 5 - 7 phút là tắt bếp.

 

Một số vấn đề cần lưu ý khi khi cho bé 8 tháng ăn dặm

 

Dưới đây là một số lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm bé 8 tháng như sau:

 

Dù nấu món gì thì bạn cũng cần cân bằng tỷ lệ 10g gạo cho 70ml nước. Sự cân bằng này giúp món ăn không bị quá đặc và giúp trẻ dễ nhai hơn. Tuy nhiên, không nên để thức ăn quá loãng vì sẽ khiến trẻ không tập nhai được.

 

Khi chế biến, mẹ không nên thêm gia vị vào thức ăn. Ăn dặm sẽ giúp bảo vệ và phát triển vị giác của bé. Đồng thời, ăn nhạt sẽ giúp bé tránh bảo vệ thận không bị quá tải.

 

Trong bữa ăn của bé, mẹ nên tránh cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng,… Bởi những thực phẩm này dễ khiến gan và thận của bé phải hoạt động liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Ngoài việc chế biến thức ăn đặc, mẹ cũng nên cho trẻ uống xen kẽ sữa mẹ vào các bữa trong ngày. Vì sữa mẹ luôn cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong 2 năm đầu.

 

Nên thường xuyên vệ sinh thật kỹ dụng cụ chế biến, dụng cụ cho ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

 

Giai đoạn ăn dặm cho trẻ đòi hỏi mẹ phải dành thời gian tìm hiểu thật kỹ những kiến thức liên quan. Việc cân đối sắp xếp các bữa ăn trong ngày với hàm lượng dinh dưỡng và chế biến món ngon đúng cách theo thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi chính là “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý bổ sung các vi chất cần thiết cho trẻ như: selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, vitamin C,... Đặc biệt là kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao cân nặng phù hợp và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường sức đề kháng, ít bệnh tật và ít gặp các vấn đề về tiêu hóa.

 

Tóm lại, ngoài sữa mẹ, trẻ 8 tháng tuổi cũng cần bổ sung dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm khác để phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, ba mẹ nên chú ý đến việc thay đổi món ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ giúp trẻ thích thú với bữa ăn. Cây Thị mong rằng với những chia sẻ trên đây các mẹ sẽ có thể bỏ túi thêm vài món cháo bổ sung vào thực đơn của bé nhé!

 

Thương hiệu cháo dinh dưỡng Cây Thị