28
09.2023

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và thực đơn dinh dưỡng không nên bỏ qua

Suy dinh dưỡng thấp còi là vấn đề trở ngại lớn nhất trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Tại Việt Nam trung bình 4 trẻ em dưới 5 tuổi có 1 bé mắc phải tình trạng này. Vậy nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và thực đơn dinh dưỡng ra sao giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Các ba mẹ cùng Cây Thị tham khảo chế độ dinh dưỡng để lựa chọn bổ sung kịp thời dưỡng chất giúp con cao lớn và khỏe mạnh nhé.

Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ em không đạt các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng theo độ tuổi và giới tính. Tình trạng này kéo dài khiến bé chậm tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và hạn chế khả năng hoạt động thể lực của trẻ.  Bệnh này phổ biến ở bé dưới 5 tuổi và trẻ dưới 3 tuổi thường xuyên mắc phải nhất. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và đây là một số nhân tố như: 
  • Thiếu chất dinh dưỡng: do chế độ bổ sung thường ngày của trẻ thiếu các vi chất như Vitamin A, D, canxi, sắt, kẽm,...
  • Bổ sung không đủ sữa mẹ hoặc ăn dặm sớm: Trong 6 tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh cần bổ sung các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Nhận định sai lầm khi cho trẻ cai sữa và uống sữa công thức sớm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Mắc bệnh: Trẻ mắc các bệnh về tiêu hóa, khiến bé ăn không ngon miệng, biếng ăn. 

Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng, còi xương.

Thường xuyên theo dõi sát sao cân nặng và chiều cao của con để phát hiện nguy cơ sớm. Nếu trẻ có các tình trạng như biếng ăn, sụt cân trong 2-3 tháng liên tiếp ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Nhận biết bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi bằng một số biểu hiện bên ngoài đơn gian như:
  • Ít vận động, chậm phát triển.
  • Biếng ăn, quấy khóc.
  • Lầm lì, cơ thể chậm chạp.
  • Bụng to, tay chân mềm nhão.

Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, ba mẹ có thể so sánh chiều cao và cân nặng của bé theo tiêu chuẩn y tế WHO để nhận biết:
  • Về chiều cao đạt chuẩn khi mới sinh dài 50cm, 6 tháng 65cm, 1 năm 75 cm, mỗi năm tăng thêm 5cm và 4 tuổi là 100cm.
  • Về cân nặng tiêu chuẩn của trẻ theo giai đoạn mới sinh là 3kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng là gấp ba, 1 năm thêm 2kg và 6 tuổi là 20kg.

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các trẻ bị suy dinh dưỡng cần được xây dựng một chế độ ăn đầy đủ và lành mạnh. Chế độ ăn hợp lí bao gồm cung cấp đủ 4 nhóm chất:
  • Chất bột: gạo, nếp, các loại đậu.
  • Chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa,...
  • Chất béo: dầu ăn và mỡ.
  • Vitamin và khoáng chất: rau củ quả có màu xanh đậm, vàng, đỏ hoặc cam,...

>>>Tham khảo Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân vù vù

Một số lưu ý khi nấu ăn cho bé suy dinh dưỡng:

  • Trẻ sơ sinh uống sữa mẹ: cho bé bú đúng cữ, mỗi cữ không quá 30 phút.
  • Trẻ 6 tháng tuổi trở lên: lúc này bé bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ cần đảm bảo bổ sung đủ các nhóm thực phẩm, đa dạng thực đơn, đặc biệt thức ăn cần chín kỹ và không để qua ngày.
  • Đẩy mạnh bổ sung đạm cho trẻ, giúp bé tăng cân và hấp thu vitamin và khoáng chất.
  • Cần bổ sung thêm các bữa phụ trái cây, sữa chua, các loại hạt.
  • Không nên ép trẻ ăn tránh việc trẻ sợ sệt, khóc lóc, ngày càng biếng ăn.

Gợi ý các món cháo giàu đạm cho trẻ suy dinh dưỡng, còi xương 

Cháo cá lóc cải bó xôi

Nguyên liệu:

  • 3 khứa cá lóc.
  • 40 grams gạo.
  • 15-20 grams cải bỏ xôi.
  • Dầu ăn trẻ em.

Cháo cá lóc cải bó xôi.

 

Cách làm:

  • Cá lóc rửa sạch, đem luộc chín, vớt ra gỡ xương, băm nhuyễn.
  • Cải bó xôi rửa kỹ, đem đi luộc, sau đó đi xay nhuyễn.
  • Nồi nước luộc rau lúc nãy đổ hết gạo vào nấu  25 phút.
  • Khi cháo chín cho cá lóc và cải bó xôi vào, khuấy đều tay, nấu thêm 3-5 phút cho cháo sệt lại. Thêm ít dầu ăn và tắt bếp, múc ra bát.

Cháo ếch cà rốt

Nguyên liệu:

  • 1 con ếch làm sạch.
  • 30 grams gạo.
  • 1 quả cà rốt.
  • Dầu ăn và gia vị.

Cháo ếch cà rốt.

Cách làm:

  • Ếch làm sạch, bỏ nội tạng, đem đi ướp gia vị 15 phút.
  • Cà rốt rửa sạch, cắt hạt lựu hoặc miếng vừa ăn.
  • Cho gạo và ếch vào nồi nấu cháo. Khi cháo chín cho cà rốt vào nấu với lửa nhỏ 20-25 phút.
  • Tắt bếp, múc cháo ra và cho ít dầu ăn vào.

Cháo tôm bí đỏ

Nguyên liệu:

  • 20 grams tôm.
  • 20 grams bí đỏ.
  • 20 grams gạo.
  • Dầu ăn.

Cháo tôm bí đỏ.

Cách làm:

  • Vo gạo và cho vào nồi nấu cháo khoảng 25 phút.
  • Tôm đem đi hấp chín, sau đó bỏ vỏ, đầu và chân, băm nhuyễn (tùy ý).
  • Bí đỏ gọt vỏ, cắt nhỏ đem đi hấp rồi nghiền mịn.
  • Khi cháo chín, cho tôm và bí đỏ vào, khuấy đều tay và nấu tiếp khoảng 3-5 phút.
  • Tắt bếp, múc ra chén và cho ít dầu ăn vào.

Cháo lươn đậu xanh

Nguyên liệu:

  • 40 grams lươn.
  • 100 grams đậu xanh.
  • 40 grams gạo.
  • Hành tím.
  • Dầu olive.

Cháo lươn đậu xanh.

Cách làm:

  • Ngâm đậu xanh đến khi hạt đậu nở bung, đem đi rửa sạch.
  • Vo gạo kỹ, cho gạo và đậu xanh vào nồi nước nấu cháo.
  • Lươn sau khi làm sạch, bắt chảo phi thơm hành phi, cho lươn vào xào sơ 5-7 phút đến khi thịt lươn săn lại.
  • Cháo chín thì cho lươn vào, đun với lửa nhỏ thêm 5 phút rồi tắt bếp.

>>>MUA NGAY Cháo tươi Lươn đậu xanh tiện lợi, đổi vị cho bé

Cháo bò bông cải xanh

Nguyên liệu:

  • 30 grams thịt bò.
  • 1 bông cải xanh.
  • 40 grams gạo.
  • Dầu mè.

Cháo bò bông cải xanh.

Cách làm:

  • Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ hoặc thái mỏng. 
  • Bông cải xanh rửa sạch và cắt nhỏ.
  • Vo gạo và cho gạo vào nồi nấu cháo khoảng 20-25 phút.
  • Khi cháo đã nhừ, cho thịt bò và bông cải vào, khuấy đều và đun thêm 5-7 phút thì cho dầu mè vào.
  • Khi thịt bò chín kĩ, tắt bếp và múc cháo ra chén.

Qua bài viết này, hy vọng ba mẹ bổ sung thêm kiến thức về tình trạng trẻ suy dinh dưỡng và thực đơn dinh dưỡng giúp bé đánh bay thấp còi, phát triển toàn diện. 

Liên hệ và tư vấn