06
03.2024

7 cách chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ đúng cách

Chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ đúng cách là một trong những điều quan trọng của bổ phận làm cha mẹ. Trong giai đoạn phát triển đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt và kiến thức sâu sắc để đảm bảo sự phát triển toàn diện và sức khỏe vững mạnh. Hãy cùng Cây Thị tìm hiểu những cách chăm sóc hệ tiêu hóa khoa học mang đến sự tốt nhất cho sự phát triển không ngừng của con yêu!

  

 

Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ

Hệ tiêu hóa là một phần quan trọng của cơ thể, chúng tham gia vào quá trình tiếp nhận thức ăn, hấp thu dinh dưỡng giúp chúng ta có năng lượng để hoạt động, làm việc trong suốt ngày dài. Đồng thời, hệ tiêu hóa còn có nhiệm vụ bài tiết chất cặn bã ra cơ thể. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ có những đặc điểm riêng biệt cần được lưu ý:

- Đường ruột ngắn và non nớt: Đường ruột của trẻ nhỏ thường ngắn hơn so với người lớn, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

 

 

- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trong những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, do đó, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như tiêu chảy, táo bón, hoặc khó tiêu hóa.

- Nhu cầu dinh dưỡng cao: Trẻ nhỏ có nhu cầu dinh dưỡng cao để hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của cơ thể và não bộ. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu đời khi trẻ đang phát triển và hấp thụ nhiều dưỡng chất.

- Dễ bị kích ứng: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi thức ăn mới. Nguyên nhân một phần là do nguồn thức ăn chủ yếu của bé đó là sữa mẹ hoặc các loại sữa bột. Dần dần, sau một thời gian phát triển, trẻ bắt đầu làm quen với nhiều loại thực phẩm khác. Thông thường, cha mẹ sẽ bắt đầu cho trẻ làm quen với những món ăn loãng, mềm rồi mới tới những món khác, cũng như chia nhỏ bữa ăn trong một ngày cho trẻ, mỗi bữa con chỉ ăn một lượng vừa đủ. 

 

Những vấn đề thường gặp phải liên quan đến hệ tiêu hóa

 
Trong quá trình phát triển, trẻ thường gặp phải một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, ba mẹ cần theo dõi những trường hợp sau:

- Táo bón: Táo bón là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, thường do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện hoặc do thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống. Tình trạng này khiến con mệt mỏi và khó chịu. Ba mẹ cần cố gắng bổ sung chất xơ và cho con uống đủ nước mỗi ngày nhé!

- Tiêu chảy: Tiêu chảy là vấn đề bé đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày khiến con mất nhiều nước. Vấn đề này thường do nhiễm trùng, dị ứng thực phẩm, hoặc sự thay đổi trong chế độ ăn uống.

 

 

 


- Khó tiêu hóa: một phần là do thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn vội vã hoặc ăn quá nhiều thức ăn nhanh. Tình trạng kéo dài dẫn đến việc chậm tăng cân hoặc tiêu hao chất dinh dưỡng.

- Nôn mửa: Nôn mửa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm dị ứng thực phẩm, nhiễm trùng, hoặc viêm nhiễm.

 

 

7 cách chăm sóc tốt hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của con

 
 

Lựa chọn thời gian biểu ăn dặm phù hợp 

 
Ba mẹ nên lựa chọn thời điểm ăn dặm phù hợp nhất cho con tránh việc ăn dặm sớm. Điều này không tốt đối với dạ dày của trẻ nhỏ bởi vì lúc này hệ tiêu hóa còn chưa thực sự phát triển. Nhìn chung, dạ dày trẻ còn rất yếu, không thể hấp thụ ngay.

 

 

 

Nếu con ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn, thường xuyên gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là rối loạn tiêu hóa. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bình thường của con.
 
 
 

Xây dựng chế độ ăn khoa học

 

Để cải thiện đường ruột của trẻ các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý khi thiết kế thực đơn hàng ngày của con. Có những loại thực phẩm khó tiêu hoặc kết hợp với nhau sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hoá. Ví dụ, các loại thực phẩm như thịt và sữa bổ sung nhiều lần trong một tuần sẽ khiến đường ruột của con làm việc liên tục, hạn chế kết hợp thịt bò với khoai tây hay bánh mì để tránh làm cho quá trình tiêu hóa bị chậm và yếu đi. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để thiết kế thực đơn cho con rõ ràng và hiệu quả.

 

 

>>>Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giúp trẻ phát triển toàn diện

 

Lựa chọn thực phẩm sạch

  Hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, cha mẹ hãy ưu tiên lựa chọn những thực phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh. Cho con ăn chín, uống sôi để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ba mẹ nhé!
Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng táo bón, các bậc phụ huynh nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ vào bữa ăn cho con. Trẻ nhỏ thường không thích ăn uống rau xanh, bạn hãy nghiên cứu cách chế biến, bày trí món ăn hấp dẫn, bắt mắt để con có hứng thú.

 


 

Trẻ cần tập trung khi ăn

 
Những thói quen tốt nên được thiết lập và cho trẻ luyện tập ngay từ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ thường cho con vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại để con ăn được nhiều hơn. Nhưng đây chỉ là lợi ích trước mắt, thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá vì cơ thể không tập trung vào nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, các bạn nên rèn thói quen cho trẻ không làm việc khác trong khi ăn để bé có thể ăn chậm rãi, từ tốn và cảm nhận hương vị của món ăn, từ đó cải thiện hệ tiêu hoá cho bé tốt hơn.

 

 

Không uống nước khi đang ăn

 

Trong quá trình cho ăn, các mẹ thường uống nước với quan điểm giúp con dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt, có thể làm gián đoạn quá trình ăn của bé, khiến thức ăn trong dạ dày bị pha loãng, dẫn tới quá trình tiêu hoá diễn ra chậm hơn. Các bậc phụ huynh có thể cho con uống một ít nước trước lúc ăn khoảng 15 - 20 phút và sau khi ăn tầm 30 - 40 phút nhằm cải thiện hệ tiêu hóa cho bé được khỏe mạnh hơn.

 

 

Tránh ăn quá nhiều cùng một lúc

 

Ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến cho đường tiêu hoá và dạ dày của con phải làm việc hết công suất nhằm hấp thụ hết dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng hệ tiêu hoá và dạ dày của trẻ. Do đó, nên chia nhỏ từng bữa với lượng ít thức ăn, tránh để bé ăn quá nhiều trong một lần. Đồng thời nên tập cho trẻ ăn chậm hơn, nhai kỹ thức ăn sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá, tránh cho hệ tiêu hoá phải làm việc quá tải.

 


Bổ sung sữa chua hoặc men vi sinh

Trong hệ tiêu hóa của con luôn có sự tồn tại của lợi khuẩn và hại khuẩn. Việc bổ sung lợi khuẩn từ sữa chúa hoặc men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa các vấn đề rối loạn tiêu hóa.
Nếu trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy hay táo bón thì ba mẹ cho bé ăn sữa chua để khắc phục các triệu chứng trên. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn sữa chua, trẻ dưới 1 tuổi thì nên ăn sữa chua không đường dành riêng cho trẻ nhỏ, đối với trẻ trên 1 tuổi phụ huynh có thể cho con thử đa dạng các loại sữa chua phù hợp.

 

 
 
 

Một số lưu ý chăm sóc hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của con

 

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

 Mẹ cần cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau sinh,trong vòng 1 giờ để kích thích sữa bài tiết. Sữa non sẽ giúp trẻ phòng chống các nhiễm khuẩn thời kỳ sơ sinh, giúp trẻ thải phân nhanh và cải thiện tình trạng vàng da.

Cách cho trẻ bú sẽ quyết định việc trẻ có bú đủ hay không, cần cho trẻ bú theo đúng nhu cầu và dung tích dạ dày trẻ, nên cho trẻ bú kiệt một bên vú trước khi chuyển để trẻ nhận được lượng sữa cuối giàu chất béo.

 

 

Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn, nước uống nào kể cả nước trắng. Hệ tiêu hóa ở trẻ bú sữa công thức thường kém hơn trẻ bú sữa mẹ rất nhiều và có nhiều nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa hơn.

Trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi

  •  Trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu và đáp ứng được phần lớn nhu cầu năng lượng, vì vậy cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ kéo dài đến khi trẻ được 2 tuổi, đồng thời bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng.
  • Thời gian bắt đầu ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi vì ở lứa tuổi này trẻ có sự hứng thú với ăn uống, răng cũng bắt đầu mọc, biết sử dụng lưỡi đảo thức ăn và sử dụng hàm để nhai, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã bắt đầu có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc.
  • Thức ăn ăn dặm của trẻ cần đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển thể chất, tinh thần, trí não, có đủ 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

 

 

  •  Số bữa ăn và số lượng thức ăn trong mỗi bữa cần tăng dần theo tháng tuổi để phù hợp với dung tích dạ dày ngày càng phát triển của trẻ.
  • Trong giai đoạn này cần cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội khoảng 400 – 600ml/ngày.
  • Massage bụng cho trẻ nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột, cho trẻ ăn thêm trái cây (cam, đu đủ, thanh long...), rau quả để bổ sung chất xơ, tập cho trẻ thói quen đại tiện đúng giờ, không nhịn đi tiêu.

 

Như vậy, đã thông qua một số nguyên tắc giúp trẻ dưới 1 tuổi cải thiện hệ tiêu hóa, ba mẹ có thể áp dụng tại nhà. Qua bài viết này, Cây Thị chỉ ra những đặc điểm hệ tiêu hóa non nớt của con và những nguyên tắc giúp ba mẹ bảo vệ con khỏi vấn đề sức khỏe không đáng có! Hy vọng rằng những bí quyết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc nuôi dạy con trẻ.

 

Thương hiệu cháo dinh dưỡng Cây Thị