05
01.2024

Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp của con khỏi tác nhân bụi mịn đơn giản tại nhà

Giai đoạn đầu đời, hệ hô hấp của con luôn rất nhạy cảm. Xây dựng hệ hô hấp khỏe mạnh là then chốt cho sự phát triển toàn diện của con. Tuy nhiên, bụi mịn hay ô nhiễm không khí hiện nay là vấn nạn hàng đầu ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là cơ thể trẻ nhỏ. Thấu hiểu nỗi lo của ba mẹ, Cây Thị tổng hợp những biện pháp bảo vệ hệ hô hấp của con đơn giản tại nhà, bạn không nên bỏ qua nhé!

 

Bụi mịn là gì

 

Bụi mịn là những hạt ở thể lỏng hoặc rắn bay lơ lửng ngoài không khí. Những hạt bụi này thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường và thường tồn tại trong không khí, nước và môi trường xung quanh chúng ta. Do đó, chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi được hít thở vào đường hô hấp, đặc biệt là những hạt có kích thước nhỏ vì chúng có thể xâm nhập sâu vào phổi.

 

 

Những hạt ở thể lỏng hoặc rắn bay lơ lửng ngoài không khí

Tác hại của bụi mịn đến sức khỏe của trẻ

 

Trong một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO chỉ ra rằng tỷ lệ thuận giữa mức độ ô nhiễm khói bụi với tỷ lệ những người mắc bệnh ung thư. Các chuyên gia y tế cũng đưa ra những cảnh báo về tác hại khôn lường của bụi mịn:

  • Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào đường hô hấp, gây kích thích và viêm nhiễm, gây ra các vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản,..
  • Gây ra chứng rối loạn tâm lý ở con người, dẫn tới hệ thần kinh bị suy nhược.
  • Tác nhân ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây nên hiện tượng máu khó đông hay nhiễm độc máu.
  • Hệ lụy của bụi mịn đến phụ nữ mang thai có thể là nhiễm độc máu nhau thai, khiến cho thai nhi bị thiếu cân nặng, chậm phát triển.
  • Gây mất cân bằng oxy khiến cho các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại. 

Đối với hệ miễn dịch non nớt của con, bụi mịn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ:

  • Các bệnh về đường hô hấp : Trẻ nhỏ tiếp xúc lâu dài với bụi mịn có thể mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn và các vấn đề khác liên quan đến đường hô hấp.
  • Nguy cơ suy dinh dưỡng: Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển, và bụi mịn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất của cơ thể. Con thường xuyên bệnh vặt, khiến cơ thể mệt mỏi, biếng ăn.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần và thể chất: Bụi mịn và các chất ô nhiễm khác có thể gây căng thẳng, rối loạn tâm lý và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm cả sự phát triển tâm thần và thể chất.
     

**CÓ THỂ BẠN CẦN: 6 nguyên tắc vàng  TĂNG CƯỜNG ĐỀ KHÁNG CHO BÉ 

 

Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp đơn giản và hiệu quả nhất

1. Sử dụng khẩu trang

Sử dụng khẩu trang là biện pháp thông dụng nhất hiện nay được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bạn nên chú ý nên dùng khẩu trang chuyên dụng, vì những loại khẩu trang thông thường không thể lọc được các hạt bụi siêu mịn như kích thước PM2.5. Nếu không có khẩu trang chuyên dụng thì cả nhà có thể đeo cùng lúc hai chiếc khẩu trang y tế. Điều này làm hạn chế lượng bụi mịn thâm nhập vào cơ thể đơn giản nhất.

Cho bé đeo khẩu trang khi ra ngoài

2. Vệ sinh khoang mũi, họng thường xuyên

Để hạn chế việc xâm nhập của bụi mịn, vi khuẩn, virus đến hệ hô hấp, bạn cần đảm bảo đường thở luôn thông thoáng, sạch sẽ bằng cách sử dụng nước muối. Vệ sinh khoan mũi, họng bằng nước muối sẽ giúp tiêu diệt các chất gây dị ứng, làm sạch bụi bẩn và chất nhầy. Nhờ đó giúp đường thở được thông thoáng và ngăn các loại bệnh về đường hô hấp.

Ba Mẹ có thể rửa trực tiếp mũi họng hoặc xông để giảm sự khó chịu cho bé và giúp thẩm thấu sâu bên trong khoang mũi, giúp việc vệ sinh được sạch hơn

 

3. Chăm sóc sức khỏe cá nhân

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để tránh tiếp xúc với bụi min, gây nhiễm trung đường hô hấp là rửa tay đúng cách. Cho bé rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng cũng như tránh chạm tay lên mắt, mũi, miệng. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của bé, Khí có các triệu chứng như sổ mũi, ho, kho chịu cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Tạo thói quen cho bé  thường xuyên vệ sinh cá nhân

4. Uống nhiều nước

 

Việc uống nước trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì chúng có thể làm loãng dịch nhày hay chất đàm và tống khứ các chất này ra ngoài một cách dễ dàng. Từ đó, đường thở trở nên thông thoáng hơn. Uống nhiều nước sẽ giúp hạn chế và loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn trong khoang mũi. Do vậy khi thấy bé có tình trạng hắc xì, nghẹt mũi, đau họng, mẹ có thể cho bé uống nước ấm để kiểm soát và tránh các bệnh về đường hô hấp trở nên nghiêm trọng.

 

Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày

 

5. Sử dụng các thiết bị lọc không khí

Các loại máy lọc không khí hiện nay rất cần thiết đối với nhiều gia đình, đặc biệt gia đình có con nhỏ. Chúng có khả năng lọc sạch các vi khuẩn, nấm mốc hoặc các tác nhân gây dị ứng cho cơ thể. Ngoài ra, những máy lọc đã nâng cấp hiện nay có chức năng lọc được các lớp bụi siêu mịn như PM10 hay PM2.5. Do đó, trang bị một thiết bị ở trong nhà để lọc không khí, đảm bảo nguồn không khí xung quanh bạn luôn sạch sẽ và bảo vệ sức khỏe của mọi người trong gia đình. 

6. Thường xuyên vận động, tập thể dục

Tập thể dục, vân động cơ thể giúp bé duy trì khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Mặt khác, vận động thường xuyên còn giúp tăng cường khả năng thích ứng, miễn dịch, phòng tránh bệnh vặt cho con. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày nên duy trì hoạt động thể chất khoảng 30 phút mỗi ngày và 5 ngày một tuần. Như vậy có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, trong đó có sức khỏe hô hấp. Ba mẹ có thể cho con thực hiện các bài tập thở cũng giúp cải thiện chức năng phổi và tăng cường sức khỏe hệ hô hấp.

Vận động giúp trẻ tăng cường đề kháng

7. Chế độ dinh dưỡng cho bé

Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng cũng giúp tăng cường sức khỏe chung và hệ hô hấp nói riêng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo ba mẹ cần bổ sung cho con cân đối các nhóm dưỡng chất thiết yêu như tinh bột, chất bé, chất đạm, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ tối đa cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Ngoài ra, ba mẹ thực hiện ăn chín uống sôi và hạn chế các loại thực phẩm đông lạnh để tránh làm thay đổi nhiệt độ khoang họng, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.

Chế độ dinh dưỡng phòng bệnh hô hấp khoa học và hiệu quả cho bé

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp, ba mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho con. Do đó, những thực phẩm chứa các nhóm chất sau, ba mẹ ưu tiên bổ sung để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể con tối đa nhé!

Vitamin A: Đây là chất dinh dưỡng phồng bệnh hô hấp cho trẻ cực kì tốt. Chúng vốn được biết tới với khả năng tăng dịch nhầy cho hệ hô hấp, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng, hạn chế sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung vitamin A vào thực đơn hàng ngày của em bé như cá hồi, bơ, phô mai, cà rốt, đu đủ, bí đỏ,...

Đạm động vật: giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ cực tốt với những thực phẩm dễ dàng tìm thấy như thịt bò, trứng, thịt gà,.... Tuy nhiên, ba mẹ cần kiểm soát lượng đạm nạp vào để tránh tình trạng thừa đạm ở trẻ nhỏ, gây ra các hệ lụy như béo phì, thừa cân, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của con.

Chú ý thực đơn dinh dưỡng cho bé mỗi ngày

Chất xơ: nhóm dinh dưỡng không thể bỏ qua khi nhắc đến tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, đường ruột sạch sẽ và hệ miễn dịch được cải thiện đáng kể. Do đó, ba mẹ cần bổ sung cho con 10-11g chất xơ mỗi ngày. Tốt nhất ba mẹ nên kết hợp và đa dạng hóa cách chế biến rau củ để tạo cảm giác hào hứng khi ăn cho con, tránh tình trạng nhàm chán, biếng ăn.

Hy vọng bài viết từ Cây Thị giúp bạn trang bị một số biện pháp bảo vệ hệ hô hấp cho con khỏi bụi mịn hiệu quả, đồng thời bảo vệ sức khỏe của những người thân yêu trong gia đình bạn. Cả nhà đừng quên theo dõi Cây Thị để cập nhật những thông tin bổ ích về dinh dưỡng nhé!

Liên hệ và tư vấn