25
11.2023

6 nguyên tắc vàng tăng cường đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi

Tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi là điều quan trọng vì trong giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch của con còn chưa hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp. Vì thế, ba mẹ cần tăng cường đề kháng cho con, tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Cùng Cây Thị điểm qua 6 nguyên tắc vàng giúp giải quyết mối lo này nhé!

 

Sức đề kháng là gì?

 

Sức đề kháng đóng vai trò như một bức tường ngăn chặn và bảo vệ cơ thể trẻ khỏi các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Hệ miễn dịch của trẻ bao gồm tế bào miễn dịch như lymphocytes và phagocyles giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút; song song đó là miễn dịch tự nhiên như da, niêm mạc đường hô hấp và dịch tiểu ngăn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

2 yếu tố chính ảnh hưởng đến sức đề kháng:

  • Dinh dưỡng: chế độ ăn đủ dưỡng chất, cân đối sẽ giúp phát triển đề kháng tốt nhất.
  • Vận động cơ thể: các hoạt động thế chất giúp cái thiện và tăng cường miễn dịch hiệu quả.

 

6 mẹo tăng cường đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi

 

Cho trẻ bú đủ sữa mẹ 

 
Sữa non từ tuần thứ 16-20 của thai kì đến khi mẹ sinh em bé được 72 giờ được gọi là sữa vàng đặc biệt nhất. Trong sữa non có lượng kháng thể nhiều gấp 8 -12 lần sữa sau này của mẹ. Dòng sữa non đầu tiên chứa nhiều muối và ít đường nên 72 giờ đầu sau sinh, trẻ được uống sữa non từ mẹ sẽ có đề kháng tốt hơn. Vì vậy, những mẹ có quan niệm bỏ sữa đầu vì sợ hôi hay sợ đặc bé không bú được thì đó là điều sai lầm mẹ nhé. Hãy để con được tận hưởng nguồn sữa non của mẹ thật sự trọn vẹn.

 

 
Sau khoảng 1 tuần, cơ thể mẹ không tiết sữa non nữa. Dòng sữa sau này được gọi là sữa già hoặc sữa mẹ. Sữa mẹ có đầy đủ dinh dưỡng, kháng thể giúp hoàn thiện hệ thống miễn dịch và tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi. Chuyên gia y tế khuyến nghị rằng, việc cho con bú mẹ đầy đủ trong ít nhất 6 tháng đầu đời, và tiếp tục cho đến khi trẻ đạt 2 tuổi, không chỉ đảm bảo rằng con bạn nhận được đủ chất dinh dưỡng tự nhiên mà còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của họ, giúp bé phát triển khỏe mạnh và mạnh mẽ từng ngày. 
 

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

 

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của con. Do vậy, bên cạnh việc bú sữa mẹ, mẹ nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho bé bằng cách bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Hiện nay, có nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau như ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm kiểu BLW hay ăn dặm 3 in 1,... Tùy vào thể trạng cũng như sở thích của bé mà mẹ có thể chọn những phương pháp ăn dặm khác nhau. Tuy nhiên mỗi bữa ăn dặm phải đảm bảo đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng là nhóm chất đường bột, nhóm protein hay chất đạm, nhóm vitamin chất xơ. Mẹ cần tuân thủ nguyên tắc cho bé ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm tươi, sạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho trẻ.



Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn dặm theo thứ tự ngọt trước – mặn sau, loãng trước – đặc sau, ít trước – nhiều sau để bé làm quen dần với việc ăn dặm, hấp thụ được dưỡng chất có trong thực phẩm. Mẹ cũng chú ý cho bé bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua, kombucha,… để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

>>>Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giúp trẻ phát triển toàn diện

 

Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

 

  Các chuyên gia cho biết, giấc ngủ là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Giấc ngủ giúp cơ thể con phục hồi và phát triển, ngoài ra còn cải thiện đề kháng và trí não của con. Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật. Vì vậy, phụ huynh cần thiết lập lịch trình ngủ đều đặn cho bé và tạo môi trường thuận lợi cho trẻ nhỏ đi vào giấc ngủ. Hãy hạn chế các thức ăn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ như đồ ngọt, đồ dầu mỡ,... và tạo không gian phòng ngủ dễ chịu cho trẻ.

 

 

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, thời gian ngủ đủ là 15 đến 18 tiếng mỗi ngày. Khi bé có đủ giấc ngủ, cơ thể và hệ thống miễn dịch của bé sẽ được nâng cao, giúp bé chống lại vi khuẩn và virus hiệu quả hơn, góp phần tăng cường sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi của bạn.

 

Cho trẻ tiếp xúc môi trường xung quanh

 
Hệ thống miễn dịch của con có thể được tăng cường thông qua việc cho trẻ tiếp xúc  với môi trường xung quanh càng sớm càng tốt. Đây là tiền đề tạo kháng thể tự nhiên cho con. Đặc biệt, cho trẻ tiếp xúc với nắng sau tuần đầu sau sinh bé sẽ hấp thu được vitamin D3, giúp phát triển xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, việc cho bé tiếp xúc với môi trường xung quanh còn giúp con học thêm nhiều điều mới lạ, hạn chế các bệnh về đường hô hấp hay cảm ốm về sau.

 

 

Trẻ vận động môi trường bên ngoài cũng là các tăng cường trao đổi chất và đề kháng hiệu quả. Mỗi ngày ba mẹ cho bé vui chơi ngoài trời khoảng 10-20 phút như tập thể dục, đạp xe, đi dạo,... 

 

Uống đủ nước

 

Nước sẽ giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn máu, đào thải các độc tốt và các chất dư thừa ra ngoài cơ thể. 

Bé dưới 6 tháng còn bú sữa mẹ thì chưa cần uống nước vì trong sữa mẹ đã cung cấp đủ nước cho con. Từ 6 tháng -12 tháng tuổi, mẹ cần bổ sung thêm 200 – 300 ml nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho bé. Mẹ cho bé uống nước lọc hay nước ép trái cây đều được nhé!

 


 

Hoàn thành các mũi tiêm phòng

 

Chủ động tiêm phòng chính là cách tăng cường sức đề kháng tối ưu cho con. Tiêm phòng đầy đủ không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh không phải mắc các bệnh truyền nhiễm mà con tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho con. Thông thường, trong chương trình tiêm chủng, trẻ cần tiêm khoảng 22 mũi. Do đó, ba mẹ cần đến cơ cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng để có lịch tiêm phù hợp và chú ý theo dõi để đảm bảo bé tiêm chủng đúng lịch.


Ba mẹ tham khảo các mũi tiêm phòng cho bé dưới 1 tuổi như sau:

Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh: Tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B.
Trong tháng đầu: Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh lao BCG.
Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên tiêm vaccine 5in1, uống vaccine bại liệt.
Trẻ 9 tháng tuổi: Tiêm mũi sởi đầu tiên.

 
 

Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi

 

  • Chế độ ăn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu: nhóm cung cấp bột đường, nhóm cung cấp chất béo, nhóm cung cấp đạm,, nhóm cung cấp chất xơ và vitamin.
  • Đa dạng thực phẩm: cần đa dạng thực phẩm hàng ngày giúp bé không bị ngán và ăn sẽ ngon miệng hơn, bổ sung nhiều dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. 
  • Ăn từ ngọt đến mặn: bắt đầu ăn dặm cho con bằng những loại thực phẩm có vị ngọt thanh gần giống với sữa mẹ như táo, chuối, khoai lang…, điều này giúp bé sẽ dễ thích nghi khi ăn. Các loại thực phẩm cho bé giai đoạn này nên nghiền mịn và trộn với sữa mẹ hay sữa bột trong lần đầu tiên để bé có được khẩu vị quen thuộc. Sau đó cho bé thử đến các loại rau, thịt cá. Mẹ không nên nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của con giai đoạn này.
  • Ăn từ ít đến nhiều, loãng đến đặc: Mẹ nên bắt đầu với một lượng thức ăn ít và loãng. Khi bé đã quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn và tăng độ đặc. Ngoài ra, Mẹ nên chú ý cho trẻ ăn dặm bằng muỗng nhựa mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé. 

 

 

Như vậy, Cây Thị đã thông qua một số nguyên tắc giúp trẻ dưới 1 tuổi tăng cường đề kháng, ba mẹ có thể áp dụng tại nhà. Hy vọng rằng, qua bài viết này, ba mẹ sẽ có cái nhìn cụ thể về sức đề kháng của con và áp dụng những nguyên tắc này càng sớm càng tốt để bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh không đáng có!

 

Thương hiệu cháo dinh dưỡng Cây Thị